Hằng năm đều có một lượng chất thải lớn đổ ra biển khiến cho tính chất hoá học của nước biển đang bị thay đổi một cách trầm trọng. Tình trạng phát thải khí nhà kính tăng cao cũng như việc biến đổi khí hậu đáng báo động thì các nhóm nhà hoạt động môi trường cảnh báo việc các đại dương đang ở trong “vòng xoáy tử thần”. Đây là hệ luỵ của việc các tàu siêu trọng đánh bắt cá không bền vững trên các đại dương. Chính phủ cũng đang nỗ lực để cải thiện tình hình trên cũng như tìm cách bảo vệ động vật sống ở đại dương.

Các đại dương đang ở trong “vòng xoáy tử thần”

Các đại dương đang ở trong “vòng xoáy tử thần”

Nhóm bảo tồn Oceana đã sử dụng dữ liệu theo dõi vệ tinh để tính toán rằng, các tàu thuyền đã dành 68.000 giờ đi lại trên vùng biển trong các khu bảo tồn biển của Vương quốc Anh vào năm 2020. Con số này tăng 10% so với năm trước đó. Tuy nhiên, hoạt động này là hợp pháp; mặc dù các khu bảo tồn được lập ra. Các luật này để bảo vệ các sinh vật cảnh dưới đáy biển như rạn san hô.

Ông Will McCallum, người đứng đầu Tổ chức Hòa bình xanh tại Anh, cho biết: “Các đại dương trên thế giới đang ở trong một vòng xoáy chết chóc. Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng suy giảm khí hậu và nạn đánh bắt cá hủy diệt”. Tổ chức Hòa bình xanh cho biết, tính chất hóa học của nước biển hiện đang bị thay đổi nhanh chóng. Nguyên do tình trạng phát thải khí nhà kính. Trong khi các tàu siêu trọng đang dẫn tới mùa đánh bắt không bền vững trên các đại dương.

NASA mới đây đã phát hiện 1 vòng xoáy tảo khuẩn lam ở trên biển

NASA mới đây đã phát hiện 1 vòng xoáy tảo và vi khuẩn lam ở trên biển. Các nhà chức trách Ba Lan đã phải ra lệnh đóng cửa biển để tránh gây hại cho con người. Mùa hè được cho là mùa sinh sôi, phát triển mạnh mẽ của nhiều loại tảo phù du. Chúng sống ở Bắc Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. Thế nhưng mới đây, NASA đã công bố hình ảnh về 1 xoáy nước tảo khổng lồ ở biển Baltic. Điều này khiến giới chuyên gia lo ngại khi sự nở rộ của tảo phù du này đang cực khủng.

Chúng trải dài hàng trăm, ngàn kilomet. Được biết, xoáy nước này trải rộng ít nhất 24km. Và loại tảo được đề cập ở đây có vi khuẩn lam (Cyanobacteria). Trên Trái đất, khuẩn lam xuất hiện từ hơn 2,8 tỉ năm trước và tồn tại ở khắp mọi nơi: dưới đại dương, trong nước ngọt, đất đá, hoang mạc. Thậm chí cả trong lớp băng đá vĩnh cửu tại 2 địa cực của chúng ta. Được biết, loại tảo này đóng góp vai trò quan trọng vào sinh thái học; khi chúng có khả năng quang hợp và sản sinh ra oxy. Đồng thời sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Chính phủ có kế hoạch bảo vệ biển toàn diện

Chính phủ có kế hoạch bảo vệ biển toàn diện

Chính phủ Anh đã có kế hoạch triển khai thí điểm các khu vực “được bảo vệ cao”. Trong đó sẽ cấm tất cả các hoạt động có thể gây tổn hại đến động vật hoang dã; môi trường sống ở biển. Bộ trưởng Bộ Môi trường Anh George Eustice cho biết: “Vương quốc Anh là quốc gia đi đầu toàn cầu trong lĩnh vực bảo vệ biển. Và đang dẫn đầu quốc tế trong việc duy trì những vùng biển lành mạnh và bền vững. Chúng ta phải đạt được sự cân bằng trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp bền vững. Đồng thời tăng cường bảo vệ các vùng biển.

Qua đó đảm bảo một hệ sinh thái biển trong lành, “mạnh khỏe” và đa dạng. Và chúng ta sẽ kết nối việc này với những cá nhân, tổ chức khác khi triển khai các biện pháp bảo vệ biển trong tương lai”. Các nghiên cứu chỉ ra rằng; việc bảo vệ biển toàn diện có thể cho phép các khu bảo tồn phục hồi trong vòng 5 năm hoặc lâu hơn. Lượng cá trở nên dồi dào. Cho phép việc đánh bắt cá phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *