Đại dương mênh mông từ bao đời nay được xem là trái tim của Trái Đất. Nó đóng vai trò cực kì quan trọng khi có vai trò kết nối hàng tỷ con người cũng như hàng ngàn loài động vật trên khắp bề mặt Trái Đất. Ngày 8/6 hằng năm được định là Ngày Đại dương thế giới. Chủ đề của ngày 8/6/2021 là thông điệp “Đại dương: Sự sống và sinh kế”. Thông điệp năm nay làm nổi bật sự đa dạng hệ sinh thái của biển, lan toả những ý nghĩa tốt đẹp mà đại dương đem lại cho những hoạt động sản xuất của con người, đóng vai trò là nguồn sống cảu rất nhiều loài sinh vật biển. Với vai trò to lớn đó, ngày này còn đem đến những thông điệp chung tay góp phần bảo vệ đại dương xanh.

Thực trạng hiện nay của đại dương

Thực trạng hiện nay của đại dương

Bất chấp những lợi ích mà đại dương mang lại cho chúng ta hàng triệu năm qua. Thực tế đã cho thấy những áp lực do con người gây ra đã và đang ngày một khiến đại dương bị đe dọa. Đó là tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, khai thác sinh vật biển, tài nguyên biển quá mức. Ô nhiễm biển, phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển. Biến đổi khí hậu, axit hóa… Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm bắt nguồn từ nhựa cũng được xem là mối đe dọa nghiêm trọng bởi vật liệu này. Chúng biến đổi rất chậm và có nhiều chất độc hại. Gây ảnh hưởng đến nguồn nước trong nhiều năm. Ô nhiễm chất dẻo cũng tác động đến sức khỏe của các loài thủy sản, động vật phù du. Từ đó, các nhà khoa học lo ngại những ảnh hưởng này sẽ gián tiếp làm hại chính con người.

Việc bảo vệ đại dương là rất quan trọng

Đại dương được ví là trái tim của Trái đất. Cũng như trái tim chuyển máu tới từng cơ quan của cơ thể con người. Đại dương cũng kết nối hàng tỷ người dân trên khắp bề mặt “hành tinh xanh”. Cũng giống như lá phổi xanh của hành tinh. Cung cấp hầu hết oxy mà chúng ta hít thở mỗi ngày, điều hòa khí hậu. Cung cấp môi trường sống cho một tập hợp đáng kinh ngạc các hệ động thực vật, cung cấp cho chúng ta các loại thuốc quan trọng.

Đại dương và biển còn được xem là những tuyến đường quan trọng đối với thương mại và vận tải. Để bảo đảm sức khỏe và sự an toàn, các cộng đồng và các thế hệ tương lai bắt buộc phải chăm sóc các đại dương theo cùng một cách mà các đại dương chăm sóc chúng ta. Nhân ngày 8/6, các nhà bảo vệ môi trường kêu gọi con người giảm tiêu thụ năng lượng. Chuyển sang các phương tiện công cộng. Chuyển sang bóng đèn huỳnh quang compact, sử dụng cầu thang bộ,…

Bên cạnh đó, hạn chế sản phẩm làm từ nhựa, nylon. Bằng cách dùng chai nước có thể tái sử dụng, túi vải, hoặc túi tái sử dụng khi mua sắm. Ngoài ra, các tổ chức kêu gọi tham gia chăm sóc bãi biển. Dọn dẹp bãi biển tại địa phương. Đồng thời không can thiệp vào đời sống sinh vật biển, đá và san hô. Mọi người cũng được kêu gọi không mua các sản phẩm gây nguy hại cho biển. Tránh mua các mặt hàng đồ trang sức san hô, ngọc trai, đồi mồi, các sản phẩm từ cá mập,…

Ngày 8/6 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới

Ngày 8/6 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới

Ngày Đại dương Thế giới là sáng kiến được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992; tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro. Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế đại dương 1998; tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha). Từ năm 2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức chọn ngày 8/6 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới.

Ngày kỷ niệm này được tổ chức nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Nhân đây cũng là lý do để huy động và đoàn kết các dân tộc trên thế giới trong cùng một dự án quản lý bền vững cho các đại dương của hành tinh chúng ta; như một phần quan trọng của sinh quyển; cũng như để tôn vinh vẻ đẹp và sự phong phú của các đại dương.

Âm thanh của đại dương ảnh hưởng đến nhiều sinh vật biển

Âm thanh của đại dương ảnh hưởng đến nhiều sinh vật biển

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi trong âm thanh của đại dương ảnh hưởng đến nhiều sinh vật biển. Từ những con tôm nhỏ xíu đến những con cá voi khổng lồ. “Âm thanh đi rất xa dưới nước. Đối với cá, âm thanh có lẽ là cách tốt hơn để cảm nhận môi trường của chúng hơn là ánh sáng”, Francis Juanes, nhà sinh thái học tại Đại học Victoria ở Canada cho biết. Theo Francis Juanes, trong khi ánh sáng có xu hướng tán xạ trong nước.

Âm thanh truyền qua nước nhanh hơn nhiều so với không khí. Nhiều loài cá và động vật biển sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau. Xác định vị trí có triển vọng để sinh sản hoặc kiếm ăn và có thể để phát hiện những kẻ săn mồi. Ví dụ, tôm tạo ra âm thanh giống như tiếng ngô nổ khiến con mồi choáng váng. Các âm thanh của cá voi lưng gù có thể giống với giai điệu của nghệ sĩ vĩ cầm. Nhưng tiếng ồn gia tăng từ giao thông vận tải biển, tàu đánh cá có động cơ, thăm dò dầu khí dưới nước. Xây dựng ngoài khơi và các hoạt động khác của con người. Đang khiến các loài cá khó nghe thấy nhau hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *