Xung quanh chúng ta có nhiều câu chuyện lạ và vô cùng bí ẩn, gây thích thú cho người nghe và một trong số đó là những bí ẩn về dải ngân hà và các vì sao. Vào năm 2019, có một ngôi sao bỗng dưng mờ đi trông thấy, được biết đây là một trong những ngôi sao sáng nhất hệ mặt trời và có tên là  Betelgeuse. Nhưng gần đây, nguyên nhân về sự mờ đi đột ngột của ngôi sao này đã có lời giải thích từ các nhà vật lý thiên văn học. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về lời giải thích của các nhà thiên văn học về hiện tượng mờ đi của ngôi sao Betelgeuse nhé.

Ngôi sao Betelgeuse mờ đi một cách bí ẩn

Ngôi sao Betelgeuse mờ đi một cách bí ẩn.

Những hình ảnh chưa từng thấy về Betelgeuse – một ngôi sao trong chòm sao Orion. Đã giải đáp bí ẩn về nguyên nhân gây ra sự mờ bất thường của nó vào năm 2019. Theo Daily Mail, Betelgeuse là một ngôi sao sáng màu cam cách Trái đất 700 năm ánh sáng. Đây là một trong những ngôi sao sáng nhất có thể nhìn thấy từ hành tinh của chúng ta.

Các nhà khoa học đã chứng kiến Betelgeuse mờ đi bất thường vào tháng 10.2019. Khi đó, họ tin rằng Betelgeuse đang trên đà dẫn đến một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ.

Vụ nổ siêu tân tinh diễn ra vào cuối vòng đời của một ngôi sao. Tại thời điểm này, ngôi sao hết nhiên liệu hạt nhân. Một phần khối lượng chảy vào lõi khiến ngôi sao trở nên quá nặng. Để có thể chịu được lực hấp dẫn của chính mình. Vụ nổ sẽ tạo ra tia sáng chói lọi nhất từng thấy.

Nhóm nghiên cứu về ngôi sao Betelgeuse

Nhóm đã chụp được hai hình ảnh chưa từng thấy về bề mặt của Betelgeuse vào tháng 1 và tháng 3 năm 2020, sau đó được so sánh với những hình ảnh được chụp vào tháng 1 và tháng 12 năm 2019. Ngôi sao khổng lồ phóng ra một bong bóng khí lớn, bong bóng khí này nguội đi và tạo thành một đám mây bụi tạm thời chặn ánh sáng của nó..

Một nhóm nghiên cứu đã làm việc không ngừng nghỉ để xác định xem Betelgeuse có thực sự sắp bùng nổ hay không. Họ đã chụp được hai hình ảnh chưa từng thấy về bề mặt Betelgeuse vào tháng 1 và tháng 3.2020, sau đó so sánh với những bức ảnh được chụp vào tháng 1 và tháng 12.2019.

Họ phát hiện rằng ngôi sao khổng lồ này đã phóng ra một bong bóng khí lớn. Một phần bề mặt của nó nguội đi ngay sau đó. Sự giảm nhiệt độ đó đủ để các nguyên tố nặng hơn trong không khí. Chẳng hạn như silicon, ngưng tụ thành đám mây bụi. Đám mây bụi này tạm thời chặn ánh sáng của nó. Hiện tại, Betelgeuse đã trở lại độ sáng bình thường.

Nhận định của các nhà vật lý thiên văn học

Nhận định của các nhà vật lý thiên văn học.

Betelgeuse được xếp vào loại supergiant (siêu sao khổng lồ) đỏ, loại sao lớn nhất trong vũ trụ. Nó lớn hơn gấp 10 lần khối lượng Mặt trời của chúng ta. Nếu được đặt ở trung tâm của Hệ Mặt trời, bề mặt của nó sẽ kéo dài đến Sao Mộc. Các nhà khoa học nghi ngờ Betelgeuse sẽ kết thúc vòng đời của mình. Khi nó sẽ sử dụng hết nhiên liệu hạt nhân. Và phát nổ dưới dạng một supernova (vụ nổ siêu tân tinh).

“Thành thật mà nói, chúng tôi không biết chắc Betelgeuse sẽ tiến đến supernova trong bao lâu nữa”, nhà vật lý thiên văn Andrea Dupree, giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết. “Không nhiều khả năng nó sẽ phát nổ khi chúng ta còn đang sống. Dẫu vậy, chúng ta cũng không thể biết một ngôi sao sẽ phản ứng như thế nào vào tuần trước. Cũng như vào đêm trước khi nó phát nổ”, Dupree nói thêm.

Trong một vụ nổ siêu tân tinh. Những ngôi sao khổng lồ như Betelgeuse. Sẽ phun trào ra một lượng lớn các nguyên tố nặng vào không gian. Bao gồm carbon, oxy, canxi và sắt. Trở thành những khối vật chất cấu tạo của các thế hệ sao mới.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *