Có một số hiểu lầm không tốt trong việc vệ sinh, bảo dưỡng điều hoà; máy lạnh khiến máy nhanh hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để gia đình mình có một môi trường trong lành, mát mẻ giữa mùa hè thì việc vệ sinh máy lạnh kỹ lưỡng là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số hiểu lầm không tốt trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh khiến máy nhanh hỏng và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Ngay bây giờ, hãy cùng với ydhups.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

Những hiểu lầm tai hại khi vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh

Hiểu lầm số 1: Lọc gió không cần vệ sinh?

Hiểu lầm số 1 Lọc gió không cần vệ sinh

Việc ô nhiễm bụi điều hòa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng khi vệ sinh máy lại dễ bị bỏ qua nhiều nhất. Khi vệ sinh điều hòa, bộ lọc của máy cũng rất dễ bị bỏ qua, vì có sự hiểu lầm là bộ lọc gió không cần vệ sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc vệ sinh bộ lọc gió trên điều hòa thường xuyên là cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động tốt của máy. Vì vậy, thông thường nên vệ sinh định kỳ 2 đến 3 tuần một lần; và cần chú ý hơn đến các bụi bẩn bên trong bộ lọc gió.

Hiểu lầm số 2: Bật và tắt điều hoà thường xuyên thì tốt và tiết kiệm điện hơn?

Nhiều người thường có một hiểu lầm phổ biến trong việc sử dụng điều hòa là việc tắt khi không sử dụng, và bật khi cần thiết để tiết kiệm điện và tăng độ bền cho máy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cường độ dòng điện khi điều hòa khởi động lớn hơn rất nhiều so với khi đang chạy, việc mở điều hòa thường xuyên không chỉ tiêu tốn nhiều điện năng hơn mà còn làm hỏng máy nén và ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh (sưởi ấm) của máy. Do đó, không nên bật tắt thường xuyên. Hãy để điều hòa khởi động và tắt máy thông qua bộ điều khiển nhiệt độ hoặc chức năng hẹn giờ.

Lầm tưởng số 3: Vệ sinh điều hoà trước khi sử dụng?

Nhiều người đã quen với việc vệ sinh điều hòa thường xuyên trước khi sử dụng; thực chất đây là cách hiểu sai về bảo dưỡng máy. Tốt nhất nên vệ sinh điều hòa 2-3 lần/năm; thường thì vệ sinh máy một lần trước khi sử dụng; vệ sinh một lần khi đã sử dụng một thời gian; và vệ sinh một lần trước khi cất; khi không sử dụng tới là hợp lý nhất. Trong quá trình sử dụng, tốt nhất cứ nửa tháng bạn nên lấy bộ lọc ra làm sạch. Việc vệ sinh bộ lọc thường xuyên sẽ giúp không khí trong nhà trong lành, tránh gây hại cho sức khỏe.

Hiểu lầm số 4: Chỉ vệ sinh dàn lạnh?

Ngày nay, đã nhiều người có ý thức vệ sinh điều hòa. Tuy nhiên vẫn có những hiểu lầm về vệ sinh máy. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh dàn lạnh là đủ thì sẽ rất sai lầm vì thực chất dàn nóng máy lạnh là nơi bẩn nhất. Nếu dàn nóng không được vệ sinh kịp thời; bụi bẩn tích tụ sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của điều hòa; tiêu tốn điện năng, tăng tỷ lệ hỏng hóc, nhanh chóng giảm tuổi thọ. Vì vậy, vệ sinh dàn nóng hàng năm là chìa khóa giúp tăng tuổi thọ cho điều hòa.

Các bước vệ sinh điều hoà tại nhà

Các bước vệ sinh điều hoà tại nhà

Bước 1

– Ngắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh;

– Sau đó bạn treo một chiếc túi có miệng đủ rộng để hứng nước chảy xuống và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh;

– Tiến hành kiểm tra cục nóng và lạnh ở trong và bên ngoài nhà để đảm bảo không có dị vật lẫn bên trong máy (chẳng hạn: côn trùng chết…)

Bước 2

Dùng tay ấn nhẹ vào các chốt để tháo gỡ bộ lọc không khí trong máy lạnh. Sau đó đem ngâm trong một chậu nước lớn; và dùng miếng rửa chén cọ rửa bộ lọc, để thật khô nước.

Bước 3

Bên ngoài cánh quạt và lốc máy là hệ thống bảo vệ, tuy thưa nhưng cũng cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ vật cản. Nếu có thể, các bạn mua bình xịt Coil Cleaner (một loại chất lỏng chứa kiềm được điều chế riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt), xịt nhẹ vào các khe giữa lá kim loại, tránh xịt vào bo mạch điện tử của máy lạnh. Sau khi xịt xong, bạn để yên cho các chất tẩy rửa ấy phát huy tác dụng, trong khoảng 10 đến 20 phút, rồi lau lại các lưỡi quay bằng khăn ẩm.

Bước 4

Dùng khăn khô lau thật khô các bộ phận có thể lau; lấy lưới lọc đã ráo nước và nắp che của máy lạnh lắp lại chỗ cũ; sau đó lau sạch toàn bộ phía ngoài.

Bước 5

Bật lại máy lạnh, để phần nước còn lại chảy ra ngoài. Khi đã xác định máy chạy êm, không có tiếng động lạ thì tháo túi chắn bụi, và máy lạnh của bạn đã sạch bóng từ ngoài vào trong.

Chỉ với 5 bước đơn giản này là bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần thợ rồi. Bạn đừng lười nhé, nếu không muốn máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *