Nhiều huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam sở hữu rất nhiều “lộc rừng” như quả ươi, phong lan hay nấm. Tuy nhiên hiện nay tình trạng khai thác các lâm sản hay quả tươi quý hiếm đang diễn ra rất nhiều. Bao nhiêu cây rừng, cây ươi đều bị chặt hạ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Chính vì lí do này, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã gửi công văn yêu cầu về việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ nạn phá cây rừng để lấy quả và gỗ quý. Các lực lượng hiện đã và đang triển khai công tác kiểm soát nhưng nạn phá cây rừng dường như không có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn có diễn biến phức tạp hơn.
Tài nguyên rừng đang thiệt hại nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Nam
Quả ươi, phong lan hay nấm được coi là “lộc rừng” tại nhiều huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam. Quả ươi hay còn gọi là quả đười ươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: tinh bột, sterculin, bassorin, chất béo… Giúp người dùng giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể, lợi yết hầu, nhuận tràng. Ngoài ra, quả ươi còn được sử dụng cho những người bị ho khan. Viêm họng, nhiệt táo, sốt, đại tiện phân đen, nôn ra máu, chảy máu cam…
Tuy nhiên, để khai thác quả ươi hay các lâm sản ngoài gỗ. Nhiều người đã chặt hạ cả cây rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Ngày 23/6, UBND tỉnh. Quảng Nam có công văn yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra. Quản lý khai thác quả ươi và các loài lâm sản ngoài gỗ.
Theo đó, hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh. Quảng Nam đang xảy ra tình trạng chặt hạ cây ươi. (đang sinh trưởng, phát triển) để lấy quả. Chặt cây rừng để khai thác lâm sản ngoài gỗ. (phong lan, nấm,…) gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Có nguy cơ làm tuyệt chủng loài ươi, phong lan, nấm… Mặc dù, lực lượng Kiểm lâm, các chủ rừng và các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn. Nhưng tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại mà có nguy cơ diễn biến phức tạp.
Cần tăng cường các giải pháp nghiêm cấm việc chặt hạ cây ươi, cây rừng
Để kịp thời ngăn chặn và xử lý hiệu quả tình trạng nêu trên. UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ngành chức năng tăng cường các giải pháp nghiêm cấm việc chặt hạ cây ươi để hái quả. Chặt hạ cây rừng để khai thác lâm sản ngoài gỗ. Mọi trường hợp vi phạm đều phải được kiểm tra làm rõ và phải xử lý như đối với trường hợp phá rừng, khai thác gỗ trái phép.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền. Vận động và quản lý người dân trên địa bàn thực hiện thu hái, kinh doanh quả ươi và các loài lâm sản ngoài gỗ khác theo đúng quy định. Triển khai các giải pháp quyết liệt để tổ chức truy quét. Ngăn chặn các hành vi chặt hạ cây để khai thác quả ươi và các loài lâm sản ngoài gỗ khác trái quy định.
Lực lượng Công an, chính quyền địa phương cấp xã tăng cường kiểm tra. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ các đối tượng đến địa bàn cư trú và xâm nhập trái phép vào rừng để kịp thời phát hiện. Xử lý và kiên quyết đẩy đuổi ra khỏi địa bàn; đồng thời tịch thu các phương tiện, thiết bị, dụng cụ thủ công, cơ giới và các vật dụng khác vào rừng khai thác lâm sản trái phép. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện việc khai thác, kiểm tra. Giám sát và truy xuất nguồn gốc lâm sản để làm cơ sở theo dõi. Quản lý cây ươi cũng như các loài lâm sản ngoài gỗ khác đúng theo quy định.
Phát hiện nạn chặt hạ cây ươi tại trạm Bảo vệ rừng Phước Xuân
Trước đó, Trạm Bảo vệ rừng Phước Xuân. (thuộc BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh) phát hiện một người đàn ông quê ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) lén lút vào tiểu khu. 625 thuộc rừng tự nhiên tại xã. Phước Xuân (huyện Phước Sơn) do BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Người đàn ông này dùng cưa, rìu chặt hạ ngang gốc cây ươi có khối lượng gỗ quy tròn khoảng 5m3. Sau khi hạ được cây ươi thì người này thu gom hạt.