U xương sụn được coi là một loại u xương lành tính thường gặp, nó chiếm ít nhất khoảng 45%. Khối u có khuynh hướng xuất hiện phổ biến ở hành xương dài, hoặc có thể có ở cột sống và xương sườn. Ngoài ra còn hay gặp ở đầu dưới của xương đùi và đầu trên của xương cánh tay, thường phát triển chậm. Đối với lứa tuổi từ 10 – 25 tuổi đang trong quá trình phát triển hệ xương nên thường gặp tổn thương này. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho các bạn kĩ hơn về các dấu hiệu, triệu chứng cũng như là cách phòng ngừa bệnh u xương sụn mà mọi người nên biết, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Mục lục
Nguyên nhân hình thành u xương sụn
U xương sụn là sự quá phát của xương và sụn ở gần các đầu xương. Gần với sụn phát triển của xương (sụn tiếp). Sự quá phát này có thể gặp ở bất cứ xương nào có bản sụn phát triển. Như xương dài xương đùi, xương chày, xương cánh tay và các xương cẳng tay). Xương chậu hoặc xương bả vai.
U xương sụn là tổn thương lành tính thường gặp nhất của các xương đang phát triển. Tổn thương này thường gặp trong quá trình phát triển của hệ xương. Tức là lứa tuổi từ 10 – 25 tuổi. Tần suất gặp ở nam và nữ là như nhau. Nguyên nhân chính xác của u xương sụn chưa được biết đến và cho rằng có liên quan đến yếu tố gen. Tuy nhiên có di truyền hay không thì chưa được khẳng định chính xác.
Triệu chứng u xương sụn là gì?
Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em thường không rõ ràng. Nên bố mẹ dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Nếu không chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư xương sẽ di căn sang các vùng xương khác, từ đó làm suy giảm chức năng của xương, ảnh hưởng đến việc đi lại của trẻ.
Những biểu hiện được nêu dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất của u xương sụn, tuy nhiên, ở những cá nhân khác nhau có thể có những biểu hiện khác nhau. Thường thì trẻ không có đầy đủ các biểu hiện dưới đây. Các biểu hiện của u xương sụn cũng có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, vì vậy, việc thăm khám tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa là cần thiết. Một tổ chức cứng (u), sờ rõ, liền với xương và không đau.
– Trẻ thường có chiều cao thấp hơn so với tuổi.
– Có thể đau ở các bắp cơ liền kề.
– Có thể có sự không cân xứng về chiều dài của hai tay hoặc hai chân.
– Có thể có sự biến dạng về hình thái (cong, vẹo) của tay hoặc chân.
Phương pháp chẩn đoán u xương sụn
Các khối u không gây đau đớn hoặc các triệu chứng khác có thể được phát hiện tình cờ thông qua hình ảnh. X – quang kiểm tra các tình trạng khác. Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử của bệnh nhân. Một số thăm dò có thể được thực hiện để khẳng định chẩn đoán:
– Chụp Xquang: cho phép xác định vị trí, kích thước u, mối liên quan với sụn tiếp hợp…
– Chụp cắt lớp vi tính: cho phép đánh giá rõ hơn u. Đặc biệt ở các vị trí khó như xương sườn, xương bả vai, khung chậu, loại trừ các thương tổn u khác.
– Chụp cộng hưởng từ: Cho phép đánh giá tốt hơn các tổn thương xương và phần mềm xung quanh.
Cách chữa trị bệnh u xương sụn
Về cơ bản, u xương sụn có thể chung sống hòa bình. Việc điều trị được quyết định bởi bác sĩ dựa trên các yếu tố như: tuổi, tình trạng sức khỏe toàn thân, tiền sử bệnh tật; sự tiến triển của các khối u xương sụn; thái độ của bệnh nhân với các cách điều trị: phẫu thuật, thuốc, các biện pháp trị liệu; mong muốn của bệnh nhân: khía cạnh thẩm mỹ, vận động.
Điều trị u xương sụn phụ thuộc vào kích thước, vị trí, số lượng u, mức độ ảnh hưởng đến toàn thân và vận động của khớp. Các phương pháp điều trị có thể là: phẫu thuật để lấy bỏ khối u. Thuốc để kiểm soát các triệu chứng, nhất là đau. Nếu bệnh nhân có u xương sụn nhưng không có triệu chứng thì có thể không cần can thiệp nhưng phải theo dõi và kiểm tra định kỳ.
Việc can thiệp bằng phẫu thuật nếu có thì nên can thiệp vào giai đoạn muộn khi trẻ gần đến tuổi trưởng thành. Nếu không vẫn có khả năng tái phát. Những thông tin cung cấp trong bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.