Vừa qua, thêm một đại dương thứ 5 trên Trái Đất được Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic) công nhận. Đại dương mới có tên gọi là Nam Đại Dương. Đây là đại dương được xác định bằng dòng chảy hải lưu mà không phải bằng vị trí đại lí và các mảng kiến tạo. Trùng hợp là ngày công nhận Đại dương thứ 5 trên Trái Đất cũng chính là ngày 8-6 – ngày Đại dương thế giới. Theo các nhà khoa học, vùng biển này mang một vẻ đẹp khác biệt so với những nơi khác. Chúng có các sông băng có màu xanh thẫm đầy sức sóng, bên cạnh đó là những ngon núi với đầy hiểm trở kèm gió lạnh. Nơi này cũng chứa hệ sinh thái rất phong phú và có tầm ảnh hưởng chung đến những hệ sinh thái khác.

Đôi nét về Nam Đại Dương

Đôi nét về Nam Đại Dương

Tất cả các đại dương đều được kết nối với nhau. Vì vậy theo một cách nào đó, chúng ta chỉ có một đại dương duy nhất. Nhưng theo truyền thống, từ lâu nước trên bề mặt Trái Đất đã được chia thành bốn khu vực. Bao Gòn Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. Vùng nước này nằm xung quanh Nam Cực. Kéo dài từ đường biển đến vĩ độ 60 độ. Sự thay đổi này khiến Nam Đại Dương trở thành đại dương nhỏ thứ hai. Nó chỉ lớn hơn Bắc Băng Dương.

Nam Đại Dương là đại dương duy nhất tiếp xúc với 3 đại dương khác; bao trùm toàn bộ một châu lục. Là đại dương không phải bị các châu lục khác nằm bao quanh như 4 đại dương còn lại.

Việc công nhận Nam Đại Dương (Southern Ocean) có ý nghĩa khoa học lớn

Nam Đại Dương (Southern Ocean) vốn được giới khoa học biết đến từ lâu. Nhưng đến nay mới chính thức được công nhận vì những ý kiến không đồng nhất; cũng như không có thỏa thuận quốc tế chung. Các nhà địa lý, nhà khoa học từng tranh luận trong nhiều năm về việc công nhận tên riêng cho vùng nước xung quanh Nam Cực. Nhiều nhà địa lý đồng ý tên riêng. Nhưng không ít người cho rằng đó chỉ là một vùng mở rộng về phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Theo Alex Tait, nhà địa lý của National Geographic cho biết việc thêm Nam Đại Dương có ý nghĩa khoa học. Vì nó là một vùng sinh thái riêng biệt. Cụ thể, nó được bồi đắp bởi dòng hải lưu Nam Cực. Mang đến nước lạnh hơn. Nó ít mặn hơn so với nhiều khu vực phía Bắc của đại dương.

Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ thực hiện việc vẽ bản đồ lần đầu tiên vào năm 1915. Bằng cách thêm một đại dương thứ năm, Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ cũng đang phá vỡ hướng dẫn của Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO). Tổ chức này đặt ra các quy tắc về lập bản đồ biển và đã không phê chuẩn đề xuất bổ sung Nam Đại Dương. Nó được đệ trình lần đầu tiên vào năm 2000.

Việc công nhận Nam Đại Dương có tác động lớn với ngành giáo dục

Những tác động lớn nhất của việc công nhận Nam Đại Dương

Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã chính thức công nhận đại dương mới này. Ông Tait cho biết hầu hết các nhà khoa học và thành viên IHO đều sử dụng cái tên này.  Công bố làm thay đổi đến ngành giáo dục và khoa học nghiên cứu địa lý, khí hậu Trái đất. Các loại bản đồ sẽ phải được vẽ lại. Chương trình giáo dục về đại dương cũng sẽ có không ít thay đổi.

Theo ông Alex Tait, một trong những tác động lớn nhất của việc công nhận Nam Đại Dương sẽ là đối với ngành giáo dục: “Học sinh tìm hiểu thông tin về thế giới đại dương thông qua các đại dương trên Trái đất. Nếu không bao gồm Nam Đại Dương, học sinh sẽ không được tiếp nhận các chi tiết cụ thể về đại dương này và cũng như tầm quan trọng của nó”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *