Nhiều người sau khi tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 thường gặp phải tình trạng sốt, vết tiêm nổi mẩn, đau nhức, mệt mỏi. Tùy vào cơ địa của từng người và từng loại vaccine tiêm vào mà cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau. Đặc biệt với những người bị đái thóa đường, sau khi tiêm cần chú ý bổ sung dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh và nhanh hồi phục. Chúng ta có thể hỗ trợ và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng khoa học trong ăn và uống.
Mục lục
Kiểm soát các tác dụng phụ của vaccine
Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đang được thực hiện khẩn trương ở nước ta, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ cao như TP. HCM hiện nay.
Với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và chăm sóc thích hợp, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các tác dụng phụ của vaccine chủng ngừa Coronavirus.
Vì vậy, mọi người không được né tránh việc tiêm chủng khi đến lượt, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ cao phát triển các biến chứng liên quan đến Covid-19.
Những loại thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên ăn sau khi tiêm vaccine Covid-19
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch. Do đó, những người vừa mới tiêm phòng vaccine Covid-19 cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp khả năng miễn dịch và có đặc tính chống viêm.
Những người mắc bệnh tiểu đường đã tiêm phòng phải bao gồm những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống của mình:
Các loại cá
Cá có đặc tính chống viêm và chúng cũng rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Thịt gà
Súp gà có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho người bị tiểu đường và cao huyết áp. Thịt gà là một nguồn giàu protein có thể được tiêu thụ từ hai lần đến ba lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.
Trứng
Trứng là một nguồn cung cấp protein dồi dào bên cạnh cá và thịt gà. Trứng chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người mắc bệnh tiểu đường vừa được tiêm vaccine coronavirus phải bao gồm trứng trong chế độ ăn uống của mình.
Trái cây và các loại rau củ
Trái cây và rau củ rất giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người mắc bệnh tiểu đường phải có một phần trái cây. Và ba phần rau trong chế độ ăn uống sau khi chủng ngừa vaccine coronavirus.
Củ nghệ
Chất curcumin có trong nghệ rất tốt cho sức khỏe Và ngăn ngừa căng thẳng, thường thấy ở những người sau khi tiêm chủng. Những người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng nghệ. Hoặc uống sữa nghệ để tránh căng thẳng sau khi chủng ngừa. Vì căng thẳng làm tăng lượng đường trong máu.
Uống đủ nước
Cùng với thực phẩm, những người mắc bệnh tiểu đường vừa mới chủng ngừa phải giữ cho mình đủ nước. Để tránh các tác dụng phụ thường gặp như cảm lạnh, sốt, đau cánh tay, yếu, đau khớp.
Nếu bị sốt hoặc đau dữ dội, họ có thể đến bác sĩ kiểm tra. Và dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng.
Các loại vitamin
Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể. Nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,… Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh từ 200-300g/người/ngày. Quả chín từ 100-200g/người/ngày.
Những điều phải tránh cho người mắc bệnh tiểu đường sau khi tiêm vaccine Covid-19
Một quan niệm sai lầm phổ biến ở nhiều người là những người đã tiêm phòng có thể bỏ qua việc đeo khẩu trang. Nhưng điều này là không đúng. Dù đã tiêm phòng, mọi người vẫn không được ngừng đeo khẩu trang. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường đã tiêm vaccine Covid-19 cần phải tránh hút thuốc lá. Và uống rượu trong 15 ngày sau khi được tiêm.
Các loại vaccine đã được thử nghiệm và an toàn cho tất cả mọi người sử dụng (trừ khi có chống chỉ định). Nhiều người có xu hướng phát triển các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine nhưng thường nhẹ. Nếu các tác dụng phụ phát triển sau khi tiêm chủng kéo dài hơn 3 ngày. Hoặc các triệu chứng gây cản trở công việc hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ.