Theo kế hoạch mới nhất của NASA, robot Perseverance sẽ được phóng lên sao Hỏa vào tháng 7 với nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu của sự sống và quá khứ xa xưa của Sao Hỏa. Sự xuất hiện của robot Perseverance được xem là sự bổ sung thiết yếu ngay lúc này cho Curiosity trong công cuộc khám phá sao Hành tinh đỏ trong suốt 7 năm qua. Rút ra bài học từ Curiosity trước đó, các chuyên gia của NASA điều chỉnh các thông số kỹ thuật và cải tiến Perseverance. Họ đã sử dụng công nghệ điều hướng cùng thiết kế bánh xe mới để Perseverance có thể di chuyển nhanh hơn và thông minh hơn trên bề mặt sao Hành tinh đỏ này.

Những cải tiến của robot thám hiểm Perseverance

Công nghệ điều hướng tự động AutoNav

Công nghệ điều hướng tự động AutoNav

Công nghệ điều hướng tự động, có tên AutoNav. Đây là một hệ thống định vị có thể lập bản đồ địa hình và lên kế hoạch cho các tuyến đường. Nó cho phép robot hoạt động trên bề mặt sao Hỏa mà không phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn từ Trái Đất. Hay nói cách khác, nó không loại bỏ hoàn toàn điều khiển của con người; mà chỉ tăng cường quyền tự hành của robot khi có thể.

AutoNav mạnh hơn gấp 4 – 5 lần so với công nghệ điều hướng được thử nghiệm trên thiết bị thăm dò sao Hỏa trước đây của NASA, Curiosity. Điều đó có nghĩa là Perseverance có khả năng di chuyển nhanh hơn và thông minh hơn. Từ đó thực hiện nhiều khám phá khoa học hơn trong cùng một khoảng thời gian.

“Perseverance có thể đến những nơi mà các nhà khoa học muốn đến nhanh hơn nhiều. Bây giờ, chúng tôi có thể điều khiển robot chạy qua những địa hình phức tạp, thay vì đi vòng quanh chúng. Điều mà Curiosity không làm được trước đây”. Giám đốc dự án Jennifer Trosper tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA ở California, Mỹ, cho biết trong một tuyên bố.

Thiết kế bánh xe mới

Bên cạnh công nghệ AutoNav, thiết kế bánh xe mới cũng góp phần làm tăng tốc độ của robot thăm dò. Bánh xe của Perseverance có đường kính lớn hơn nhưng chiều rộng lại hẹp hơn so với Curiosity. Lớp vỏ bánh xe của Perseverance dày hơn người tiền nhiệm 1 milimet. Thiết kế phần rãnh bên ngoài lớp vỏ bánh xe cũng khác biệt.

Khác với 24 vệt hoa văn hình chevron của Curiosity, Perseverance được “nạm” 48 rãnh cong. Thiết kế này giúp Perseverance chịu được áp lực tốt hơn từ các tảng đá sắc nhọn. Và nó có độ bám tốt hơn khi di chuyển trên cát.

Đồng thời được bổ sung các gai ở lốp, cho phép tăng độ bền và độ bám đường. Ngoài ra, robot còn có khoảng sáng gầm cao hơn; và được trang bị một máy tính hoàn toàn riêng biệt dành cho việc điều hướng. Điều này giúp nó hoạt động được trên nhiều loại địa hình.

Các bánh xe với thiết kế mới giúp Perseverance có thể đạt tới tốc độ lên tới 152 m/h.

“Theo tiêu chuẩn với các phương tiện trên Trái đất, Perseverance là chậm. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn trên sao Hỏa, Perseverance là một tay chơi nổi bật”, NASA cho biết.

Lợi ích của công nghệ điều hướng mang lại

Lợi ích của công nghệ điều hướng mang lại

Với tất cả những cải tiến trên, Perseverance có thể di chuyển với tốc độ 120 m trên giờ; tương đương chiều dài của một sân bóng đá; nhanh gấp 6 lần so với tốc độ 20 m trên giờ của Curiosity. Việc tăng tốc độ này có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì NASA đặt mục tiêu điều hướng robot đi tổng quãng đường 15 km trong suốt quá trình thực hiện sứ mệnh của nó.

Perseverance càng di chuyển nhiều; chúng ta càng có cơ hội khám phá nhiều phong cảnh trong miệng hố va chạm Jezero trên hành tinh đỏ. “Jezero thật không thể tin được. Đó là thiên đường cho các thiết bị thăm dò có bánh xe”. Kỹ sư cấp cao Vandi Verma, người điều khiển và lập kế hoạch tuyến đường cho robot tại JPL, chia sẻ.

Hành trình của Robot Perseverance

Robot Perseverance đã đáp xuống một vùng đồng bằng trong miệng hố Jezero vào ngày 18/2. Trong vài tháng đầu tiên, nó chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm tra tình trạng tại chỗ. Đồng thời ghi lại những chuyến bay của trực thăng Ingenuity. Robot mới rời khỏi vị trí hạ cánh vào hôm 1/6 để thực hiện nhiệm vụ khoa học. Đó chính là tìm kiếm dấu vết sự sống cổ đại trên sao Hỏa; và thu thập mẫu vật để đưa về Trái Đất trong tương lai.

Trước khi quá trình thu thập bắt đầu, Perseverance cần tiến hành thêm một số kiểm tra để chuẩn bị hệ thống lấy mẫu vật và hệ thống lái. Nhóm nghiên cứu ước tính Perseverance sẽ thu thập mẫu vật đầu tiên vào tháng 7. Theo Jennifer Trosper, phó quản lý dự án robot tự hành Perseverance ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA.

Theo dự kiến, đầu năm tới, Perseverance sẽ tiếp cận miệng núi lửa Jezero trên sao Hoả. Ngoài 23 máy ảnh và 2 micro, robot tự hành này sẽ được trang bị thêm máy bay trực thăng sao Hỏa Mars Helicopter, giúp nó cơ động hơn trong quá trình tìm kiếm các địa điểm để nghiên cứu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *