Vừa qua, các nhà nghiên cứu New Zealand vừa phát hiện ra rằng: vấn đề thám hiểm “đại dương thứ 5″ và Nam Cực đã được khám phá sớm từ trước đó rất lâu từ thế kỷ thứ 7. Những người thực hiện chuyến đi đến đại dương mới đó là những người đi biển ở phân vùng Polynesia của Châu Đại Dương.
Họ đã thực hiện sự khai phá trước khi những nhà thám hiểm phương Tây tìm ra Nam đại dương và lục địa Nam Cực lạnh lẽo. Đây là một phát hiện lí thú và đáng kinh ngạc của các nhà nghiên cứu người New Zealand khi họ tham khảo các tài liệu được gọi là năm “văn chương màu xám”. Trong đó bao gồm các thông tin truyền miệng và các tác phẩm nghệ thuật lịch sử bản địa và các nguồn phi học thuật.
Người Polynesia sống vào thế kỷ thứ 7 khám phá Nam Đại Dương và Nam Cực
Thế giới biết đến nhà thám hiểm người Nga Fabian von Bellingshausen- người đầu tiên khai phá Nam Cực vào năm 1820. Nhưng kỷ lục của ông đã bị phá vỡ bởi những người Polynesia sống vào thế kỷ thứ 7. Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố của Đại học Otago (New Zealand). Tiến sĩ Priscilla Wehi, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết lịch sử cổ đại được người Ngati Rarua lưu truyền. Các truyện kể dân gian và một số bức chạm khắc cổ mà họ tìm thấy đã mô tả những chuyến đi kỳ lạ của Hui Te Rangiora.
Một thủ lĩnh Polynesia đến vùng “đại dương đóng băng” mang tên Te tai-uka-a-pia. Họ đã mô tả về một thế giới với một số loài thực vật và động vật có vú kỳ lạ. Chúng trùng khớp với mô tả về hệ động thực vật Nam Cực ngày nay. Các bằng chứng cũng chứng minh tộc người băng giá này đã đến với thềm băng Ross của Nam Cực. Và tộc người băng giá đã thường xuyên du ngoạn đến vùng biển thú vị và đầy hiểm trở này.
Nhóm nghiên cứu mô tả họ đã băng qua Thái Bình Dương để đến đây. Họ cho rằng “nhiều như các nhà thám hiểm phương Tây có thể đi qua một cái hồ”! Người Polynesia chính là tổ tiên của người Maori. Cư dân bản địa ở Nam New Zealand ngày nay. Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of the Royal Society of New Zealand. Vùng đại dương quanh Nam Cực được Hiệp hội Địa lý công bố là đại dương thứ 5 của thế giới; với tên “Nam Đại Dương” chứ không còn là một phần của 3 đại dương lớn như trước đây.
Những nghiên cứu về những người đi biển Polynesia
Những người đi biển Polynesia vốn nổi tiếng là một trong những thủy thủ vĩ đại nhất trong lịch sử. Điều hướng những khoảng cách rộng lớn giữa các hòn đảo ở Thái Bình Dương. Họ có cách tính với độ chính xác đến từng điểm bằng những chiếc cano được gọi là waka. Những nhà thám hiểm đầu tiên khám phá ra là Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev. Năm 1820, họ đã đặt chân đến Thềm băng Fimbul.
Các nhà nghiên cứu New Zealand tin rằng, chuyến hải trình đầu tiên tới vùng biển Nam Cực. Thậm chí còn trước khi người Maori đến New Zealand vào thế kỷ 14. “Chúng tôi tìm thấy những câu chuyện kể của người Polynesia về hải trình giữa các đảo. Trong đó có hải trình tới vùng biển Nam Cực do Hui Te Rangiora; thủy thủ đoàn của ông trên tàu Te Ivi O Atea thực hiện. Có thể là vào đầu thế kỷ thứ 7” – nhà nghiên cứu Wehi nói.
Theo nhóm nghiên cứu, những thành tựu đi biển này đã được công nhận rộng rãi. Câu chuyện truyền miệng về hải trình tới Nam Cực của dân Châu Đại Dương được miêu tả rất cụ thể. Họ đề cập tới “một nơi tối tăm, đầy sương mù, mơ hồ và không có ánh mặt trời”; những đỉnh núi băng giá không có thảm thực vật.