Các nhà khoa học Pháp vừa có nghiên cứu mới nhất về loài cá vây tay (coelacanth). Loài cá gây ấn tượng mạnh với khả năng sống tận 100 năm và có thời kì mang thai kéo dài tận hơn 5 năm trong đại dương. Loài cá này đã tồn tại cách đây 400 năm, được cho là đã tuyệt chủng cùng loài khủng long theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology ngày 17-6. Bởi vì thế chúng được mệnh danh là “hoá thạch sống”. Phát hiện về loài cá vây tay được ca ngợi là phát hiện động vật học quan trọng nhất của thế kỷ.

Vài nét về cá vây tay

Vài nét về cá vây tay

Ngày 23/12/1938, Marjorie Courtenay-Latimer, người phụ trách Bảo tàng East London ở Nam Phi, ghé qua chợ cá địa phương. Ở đó, cô phát hiện con cá đẹp nhất mà cô từng thấy. Nó có màu hoa cà nhạt, dài gần hai mét và có những mảng màu bạc. Khi đó Courtenay-Latimer chưa biết nó chính là cá vây tay. Được cho là đã tuyệt chủng cùng với loài khủng long. Phát hiện về loài cá – sau này được gọi là Latimeria chalumnae; được ca ngợi là phát hiện động vật học quan trọng nhất của thế kỷ.

Cá vây tay là một loài cá di chuyển chậm, có kích thước bằng con người và sống ở tầng nước sâu của đại dương. Loài cá sống về đêm này phát triển với tốc độ vô cùng chậm. Những con cái không đạt đến độ tuổi trưởng thành về giới tính cho đến khi gần 50 tuổi, trong khi những con đực đạt độ trưởng thành về giới tính trong độ tuổi từ 40 đến 69.

Cá vây tay là động vật có xương sống sống lâu nhất dưới đại dương

Trước đây, theo Hãng tin AP, giới khoa học nói chung tin là cá vây tay có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm. Công bố trên tạp chí Current Biology cho thấy, bên cạnh việc vẫn tồn tại như một loài trong hơn 400 triệu năm qua. Mỗi cá thể cá vây tay còn sống rất lâu. Tiến sĩ Mahé chỉ ra rằng chúng có tuổi thọ tương tự con người. Đưa chúng vào danh sách những động vật có xương sống sống lâu nhất trên thế giới.

Thay vì sử dụng kính hiển vi tiêu chuẩn. Mahé và các đồng nghiệp sử dụng ánh sáng phân cực để đếm vòng trên vâ Vy nhận ra rằng có các vòng tăng trưởng mỏng đến mức kính hiển vi đã bỏ sót. Trong số 27 cá thể Latimeria được nghiên cứu. 6 con ở độ tuổi 60 và 1 con đã 84 tuổi. Đây là một phát hiện mà Tiến sĩ Mahé và các đồng nghiệp của ông đã dự đoán. Nhưng điều thực sự khiến họ ngạc nhiên là khi quan sát hai con non chưa sinh; Latimeria mang thai và đẻ con.

Những chiếc vảy của bào thai cho thấy chúng đã được 5 tuổi. Một thời gian mang thai dài đáng kể so với kỷ lục về thời gian mang thai của động vật có xương sống trước đó. 3 năm rưỡi ở loài cá mập diềm. Do đó, theo ông Bruno Ernande, nghiên cứu đi đến kết luận tuổi thọ của cá vây tay là khoảng 100 năm; thời kỳ mang thai của loài này kéo dài ít nhất 5 năm.

Latimeria cần được bảo tồn bởi chúng là loài cực kì hiếm có

Latimeria cần được bảo tồn bởi chúng là loài cực kì hiếm có

Nhà nghiên cứu Harold Walker của Viện Hải dương học Scripps, không tham gia nghiên cứu nói trên. Nhận định thời kỳ mang thai 5 năm là “rất kỳ lạ” với bất kỳ loài cá hay loài động vật nào. Mặc dù thú vị, theo một số cách, khám phá của Tiến sĩ Mahé là một tin xấu. Latimeria là loài rất hiếm. Đặc điểm chậm lớn và thời gian mang thai kéo dài nửa thập kỷ góp phần đưa nó vào danh sách dễ bị tuyệt chủng nhất.

Latimeria được bảo vệ và không phải là mục tiêu đánh bắt. Nhưng nó đã được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp; được cấp bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Với số lượng cá thể chỉ vào khoảng 1.000 con trên toàn thế giới. Và sẽ thật đáng tiếc nếu cá vây tay – loài đã sống sót sau vụ va chạm với tiểu hành tinh cách đây 66 triệu năm. Đẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long – lại không thể sống sót trong thời kỳ của con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *