Bọ cánh cứng là một nhóm loài các sinh vật đa dạng nhất trên Trái đất. Hầu như mỗi ngày các nhà nghiên cứu đều phát hiện ra một loại bọ cánh cứng mới. Tuy nhiên, một phát hiện mới do Đại học Uppsala của Thụy Điển dẫn đầu vẫn khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc. Bởi bọ cánh cứng cổ đại được tìm thấy ở một nơi rất khác thường. Đó là phân khủng long hóa thạch. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một mẫu vật nguyên vẹn của một loài bọ cánh cứng mới trong hóa thạch khủng long 230 triệu năm tuổi.
Mục lục
Rất ít người nghiên cứu về phân hóa thạch
Phân hóa thạch – còn được gọi là sỏi phân hay coprolite – có nhiều trong các bộ sưu tập bảo tàng trên thế giới, nhưng đến nay, rất ít nghiên cứu tập trung tìm hiểu những gì bên trong nó, vì mọi người nghĩ rằng côn trùng nhỏ khó có thể đi qua hệ tiêu hóa của khủng long mà vẫn còn giữ được hình dạng nguyên vẹn. Hầu hết thông tin về côn trùng cổ đại hiện nay đều đến từ các mẫu vật bị mắc kẹt trong hổ phách hay nhựa cây hóa đá.
Để khám phá xem sỏi phân có khả năng bảo tồn xác côn trùng hay không, nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Martin Qvarnström từ Đại học Uppsala dẫn đầu đã kiểm tra một mảnh phân khủng long dài 2 cm được tìm thấy dưới hố bùn Kaczyov ở phía tây nam của Ba Lan.
Qvarnström tạo ra được bản quét 3D những thứ bên trong phân khủng long
Bằng cách xoay toàn bộ mẫu vật trong một chùm tia X cường độ cao, Qvarnström cùng cộng sự đã tạo ra được các bản quét 3D về những gì có bên trong. Kết quả vượt ngoài mong đợi khi nó cho thấy không chỉ một mà nhiều mẫu vật côn trùng nhỏ gần như hoàn chỉnh, bên cạnh các mảnh đầu, râu và chân bị đứt gãy.
Trong báo cáo trên tạp chí Current Biology hôm 30/6; nhóm nghiên cứu nhấn mạnh chúng thuộc về một loài hoàn toàn mới. Và đại diện cho bọ cánh cứng cổ xưa nhất từng được biết đến. Họ đặt tên cho sinh vật là Trimixa coprolithica. Nó chỉ dài 1,4 mm, sống cách đây ít nhất 230 triệu năm. Và là thành viên của lớp Myxophaga. Bao gồm các loài bọ cánh cứng tí hon; sống thủy sinh hoặc bán thủy sinh và ăn tảo.
“Chúng ta không biết côn trùng trông như thế nào trong kỷ Tam Điệp; và bây giờ đã có cơ hội. Thật kinh ngạc khi thấy những con bọ cánh cứng được bảo quản tốt như vậy”. Nhà côn trùng học Martin Fiksek, đồng tác giả của nghiên cứu, chia sẻ.
Silesaurus opollensis là tên loài khủng long được nhà khoa học tìm ra
Mảnh sỏi phân lưu giữ xác bọ cánh cứng được xác định thuộc về một loài khủng long cỡ nhỏ có tên khoa học là Silesaurus opollensis. Chúng dài chưa tới 2 m tính cả đuôi. “Mặc dù khủng long đã nuốt chửng nhiều cá thể T. coprolithica, nhưng loài bọ này quá nhỏ để trở thành con mồi mục tiêu duy nhất. Có vẻ như S. opollensis là động vật ăn tạp và côn trùng chỉ là một phần trong chế độ ăn của chúng”, Qvarnström nói thêm.
Việc phát hiện bọ cánh cứng có thể được bảo quản trong phân khủng long mở ra một cơ hội mới để nghiên cứu sâu về lịch sử tiến hóa của côn trùng trong quá khứ. Trong khi các mẫu vật hổ phách thường có niên đại từ 140 triệu năm trước đổ lại, sỏi phân xuất hiện sớm hơn nhiều trong hồ sơ hóa thạch.
Phát hiện khác: bọ cánh cứng cổ đại được bảo tồn hoàn hảo
Theo niên đại cacbon phóng xạ, hai con bọ cánh cứng sồi (thuộc chi Cerambyx) có niên đại 3.785 năm. Điều đó tương đương những con bọ này đã chết; bên trong một mảnh gỗ. Giống như những con voi ma mút lông cừu cuối cùng trên đảo Wrangel của Siberia.
Max Barclay, người phụ trách các loài bọ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) ở London; cho biết: “Những con bọ này lâu đời hơn thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh. Thậm chí còn lâu đời hơn cả Đế chế La Mã. Những con bọ này còn sống trong mảnh gỗ đó; khi các Pharaoh đang xây dựng các Kim tự tháp ở Ai Cập. Điều đó thật thú vị”.
Bọ cánh cứng là một phần của bộ sưu tập của NHM kể từ cuối những năm 1970. Sau khi một người nông dân phát hiện ra những con bọ; trong một mảnh gỗ tại trang trại của ông ở East Anglia. Trên bờ biển phía đông nước Anh, nổi tiếng với các khu định cư Thời kỳ Đồ đồng và Đồ sắt.