Vừa qua, các nhà khoa học vừa có phát hiện mới về một loài cá khổng lồ kỳ lạ đã tồn tại từ thời khủng long và đã có thể sống tới 100 năm. Chúng có tên gọi là Coelacanth – biệt danh là “hoá thạch sống”. Loài cá này sông ở vùng nước sâu trên đại dương và có kích thước như con người, chúng di chuyển chậm chạp và sinh sống phát triển về ban đêm. Theo như những nghiên cứu được đăng lên tạp chí Current Biology ngày 17.6, những con cái thường đạt đến độ tuổi trưởng thành về giới tính sau năm 50 tuổi, trong khi những con đực đạt đến độ trưởng thành ở độ tuổi từ 40 đến 69.

Coelacanth đã tồn tại khoảng 400 triệu năm

Coelacanth đã tồn tại khoảng 400 triệu năm

Điều kỳ lạ nhất là các nhà nghiên cứu nhận thấy ở loài cá này rất khác với đồng loại. Cụ thể quá trình mang thai ở cá Coelacanth kéo dài khoảng 5 năm. Coelacanth đã tồn tại khoảng 400 triệu năm. Loài cá này được biết đến qua hóa thạch. Chúng được cho là đã tuyệt chủng từ kỷ Phấn trắng (khoảng 66 triệu năm trước). Tuy nhiên, Coelacanth được tìm thấy còn sống ở ngoài khơi Nam Phi năm 1938. Từ lâu các nhà khoa học tin rằng Coelacanth sống khoảng 20 năm. Tuy nhiên, qua áp dụng kỹ thuật tiêu chuẩn để xác định niên đại của cá thương phẩm.

Thì nhà khoa học Pháp tính toán rằng, loài sinh vật khổng lồ kỳ lạ này thực sự sống gần một thế kỷ. Coelacanth đang bị đe dọa tuyệt chủng. Chúng đến mức các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu các mẫu vật đã bắt được và đã chết. Đồng tác giả nghiên cứu Bruno Ernande, nhà sinh thái học tiến hóa đại dương tại viện nghiên cứu đại dương của Pháp cho biết. Kỹ thuật ánh sáng phân cực cho kết luận rằng mẫu vật lâu đời nhất của cá Coelacanth là 84 tuổi. Phương pháp này cũng cho nhóm nghiên cứu kết luận rằng, cá con ở trong bụng mẹ 5 năm. Nó lâu hơn nhiều so với thời gian mang thai dài nhất của động vật có vú. Voi Ấn Độ giữ kỷ lục mang thai khoảng 22 tháng. Nhà nghiên cứu Harold Walker cho biết, thời kỳ mang thai 5 năm là “rất kỳ lạ” với cá.

Cá Coelacanth rất quý hiểm và cần được bảo tồn

Cá Coelacanth rất quý hiểm và cần được bảo tồn

Các nhà nghiên cứu từng cho rằng cá Coelacanth đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước. Sau đó con người phát hiện chúng bơi ở vùng nước sâu tại Ấn Độ Dương ngoài khơi Nam Phi năm 1938. Cá Coelacanth Indonesia nằm trong danh mục loài dễ tổn thương . Chúng nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các chuyên gia bảo tồn ước tính chỉ còn 10.000 cá thể trưởng thành trong tự nhiên. Coelacanth, loài cá tồn tại từ thời khủng long, trưởng thành với tốc độ rất chậm, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp được đăng ngày 17/6 trong tạp chí Current Biology, AP đưa tin ngày 18/6

Loài cá này có thể bị ngư dân bắt nhầm dù chúng không có giá trị về mặt thực phẩm. Do lịch sử lâu đời và hình dáng xấu xí. Cá vây tay thường được săn tìm để bán cho thủy cung. Các mẫu vật thường không thể sống lâu trong môi trường nuôi nhốt. Trong những năm qua, rác thải nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên đại dương. Từ những điểm du lịch nổi tiếng cho đến rãnh nứt Mariana sâu nhất thế giới (khoảng 11.000 mét). Rác thải nhựa không tự phân hủy và có thể tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *