Với nguồn tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với việc ứng dụng công nghệ cao trong việc nghiên cứu và phát triển ngành lâm nghiệp.

Các thủ tục công tác bảo vệ rừng luôn trong tình trạng ngày càng gặp khó khăn hơn cũng chính vì các hành vi của các đối tượng phá rừng, có hành vi lấn chiếm đất rừng ngày càng tinh vi, khó xử lý. Nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng hạn hẹp.

Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực lâm nghiệp được triển khai mạnh mẽ. Ứng dụng này không chỉ dừng lại trong chọn giống cây trồng, sản xuất, chế biến gỗ mà còn trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống nạn cháy rừng,… Qua đó, việc này cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. đối với tài nguyên đất, rừng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Theo thông báo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, Bộ đề ra chính sách thực hiện trong các lĩnh vực như lựa chọn, tạo giống, nhân giống cây lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng như khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản …

Thực trạng rừng Đăk Lăk

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, giám sát tài nguyên rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk đã lập đề án ứng dụng công nghệ cao trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Tỉnh Đăk Lăk có 508.564ha rừng. Theo Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại về rừng; như mùa khô hanh trùng hợp với thời điểm; đốt nương làm rẫy của người dân, địa hình tương đối phức tạp; khó triển khai các phương tiện, thiết bị hiện đại; như máy bơm, xe cứu hoả… để chữa cháy rừng.

Lực lượng kiểm lâm cũng gặp khó khăn trong quá trình đo đạc; xác định diện tích rừng bị thiệt hại do số vụ có dấu hiệu tội phạm hình sự khá lớn; diện tích lớn, hiện trường xa xôi, đi lại không thuận lợi…

Hoạt động kiểm lâm cơ sở ở một số nơi còn mỏng, trang thiết bị, phương tiện chưa đáp ứng với nhiệm vụ được giao, chưa đủ biện pháp mạnh để trấn áp lâm tặc.

Ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý bào vệ rừng

Xuất phát từ thực tế đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk đã tìm tòi; nghiên cứu phương pháp hiện đại, công nghệ cao; nhằm hiện đại hóa hệ thống giám sát quản lý tài nguyên rừng, trình UBND tỉnh đề nghị phê duyệt.

Đề án nhằm xây dựng và triển khai hệ thống quản lý, kiểm tra, kiểm soát hiện trạng rừng; cảnh báo nguy cơ mất rừng, cháy rừng; triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng; thiết lập phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra; giám sát lửa rừng, mất rừng, thay đổi hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp bằng công nghệ 4.0.

Ứng dụng công nghệ cao

Các sản phẩm đề xuất trong đề án đều là công nghệ cao, hiện đại bậc nhất hiện nay; đó là phần mềm WebGIS cho phép hiển thị; phân tích dữ liệu với các công cụ tiên tiến được Việt hoá; có giao diện thân thiện phù hợp với quản lý.

Cùng với đó là hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin phục vụ triển khai hệ thống phần mềm phát hiện sớm về mất rừng, cảnh báo mất rừng, cháy rừng, điều hành chữa cháy rừng.

Một số thiết bị chính như: Máy chủ, UPS cho máy chủ, máy tính để bàn, bộ lưu điện dự phòng cho máy trạm, máy tính xách tay, máy tính bảng tích hợp GPS, bộ chuyển mạch Switch Aten, tường lửa bảo mật, USB 4G 5G, thiết bị quan sát đa kênh cầm tay…

Ứng dụng công nghệ cao vào việc gieo giống bảo vệ rừng

Cùng với đó là các thiết bị hiện đại như: Máy bay không người lái (Drone); thiết bị bay không người lái (Flycam), thiết bị giám sát vị trí GPS…

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk cho rằng; sau khi đề án được phê duyệt, việc theo dõi, cập nhật diện tích rừng; tăng – giảm hoặc theo dõi các điểm cháy thuận lợi, kịp thời, chính xác hơn.

Tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng; đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; trong đó chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất rừng; và tình trạng xâm lấn đất trái phép. Công tác phối hợp giữa các ngành; trong bảo vệ pháp luật về rừng chưa được chặt chẽ và thường xuyên. Hệ thống rừng đặc dụng khá hoàn chỉnh, đa dạng sinh học ở mức cao. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *