Không gian vũ trụ từ lâu luôn là một ẩn số đối với con người sống tại trái đất. Đối với chúng ta, vũ trụ là một điều gì đó rất huyền bí nhưng những thông tin về vũ trụ lại rất hấp dẫn chúng ta. Từ dải ngân hà cho tới các vì sao, mỗi thứ lại có một giả định riêng nhưng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là ngành thiên văn học thì các nhà khoa học đã dần tìm ra những điều mới mẻ cùng những sự thực độc đáo trong hệ mặt trời.

Mới đây, kính viễn vọng không gian của Canada đã vừa phát hiện ra một điều mới xuất hiện trong vũ trụ, đó chính là các chớp sóng vô tuyến. Sau đây, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin của các chớp sóng vô tuyến đến từ vũ trụ này nhé.

Thông tin về chớp sóng vô tuyến từ vũ trụ

Hàng trăm chớp sóng vô tuyến nhanh bí ẩn trong vũ trụ được phát hiện. Bằng kính viễn vọng không gian của Canada. Nguồn gốc chớp sóng vô tuyến nhanh (FRB) là điều bí ẩn. Khi chúng không thể đoán trước được và biến mất nhanh chóng. Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thấy tín hiệu vũ trụ bí ẩn này năm 2007. Trong thập kỷ sau đó. Các nhà khoa học chỉ quan sát được khoảng 140 chớp sóng vô tuyến nhanh khắp vũ trụ.

Thông tin về chớp sóng vô tuyến từ vũ trụ.

“Vấn đề về các FRB là chúng thực sự rất khó nắm bắt. Cần phải có kính thiên văn vô tuyến chỉ vào đúng nơi, đúng thời điểm. Trong khi không thể đoán trước được tín hiệu đó sẽ phát ra ở đâu hoặc khi nào”. Theo Kiyoshi Masui, giáo sư trợ lý về vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Thành viên Viện nghiên cứu vũ trụ và vật lý thiên văn Kavli, cho biết.

Theo ông, hầu hết các kính thiên văn vô tuyến chỉ nhìn thấy một vùng trời. Có kích thước bằng mặt trăng trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là phần lớn các chớp sóng vô tuyến nhanh không thể quan sát được.

Quan sát của kính thiên văn CHIME

Tuy nhiên, tình hình thay đổi nhờ kính thiên văn CHIME. Được đặt tại Đài quan sát vật lý thiên văn vô tuyến Dominion ở British Columbia, Canada. Kính thiên văn CHIME bắt đầu nhận tín hiệu vô tuyến từ năm 2018. CHIME đã phát hiện ra 535 chớp sóng vô tuyến nhanh chỉ trong vòng 1 năm, từ 2018-2019.

Nhờ vậy, các nhà khoa học đã tạo ra được danh mục CHIME về các chớp sóng vô tuyến nhanh được trình bày ngày 9.6 trong cuộc họp lần thứ 238 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ. Danh mục không chỉ mở rộng số lượng các chớp sóng vô tuyến nhanh đã biết mà còn có thông tin về vị trí và đặc tính của những tín hiệu vũ trụ bí ẩn này. Với những chớp sóng vô tuyến đủ nhanh, các nhà khoa học cũng có thể phác họa được cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ.

Đặc điểm của các sóng vô tuyến

Hầu hết các tín hiệu chỉ phát một lần nhưng có 61 tín hiệu lặp lại từ 18 nguồn. Các đợt lặp lại xuất hiện khác nhau. Và mỗi chớp kéo dài hơn một chút so với các chớp đơn lẻ. Dựa trên quan sát, các nhà nghiên cứu tin rằng các chớp sóng vô tuyến nhanh đơn lẻ có thể có nguồn khác các tín hiệu lặp lại.

Có 535 chớp sóng vô tuyến nhanh. Được kính viễn vọng CHIME phát hiện từ mọi khu vực trên bầu trời và trong vũ trụ. Dựa trên thông tin thu thập được, các nhà nghiên cứu nhận định. Những tín hiệu này có thể xảy ra khoảng 800 lần mỗi ngày trên toàn bộ bầu trời.

Đặc điểm của các sóng vô tuyến.

Nhiều chớp sóng vô tuyến nhanh do CHIME phát hiện đến từ các thiên hà xa xôi. Và có khả năng được tạo thành từ những nguồn năng lượng cực mạnh. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực xác định bản chất cụ thể của những nguồn đó. Các nhà khoa học tin rằng có thể thông qua những tín hiệu bí ẩn này. Để hiểu rõ hơn về vũ trụ và thậm chí lập bản đồ phân bổ khí của các tín hiệu.

Khi những chớp sóng vô tuyến nhanh này di chuyển trong không gian. Có khả năng chúng gặp phải khí hoặc plasma khiến chúng biến dạng sóng. Thay đổi đặc tính và thậm chí là cả quỹ đạo. Do đó, việc xác định thông tin có thể giúp các nhà khoa học ước tính khoảng cách mà tín hiệu này di chuyển cũng như lượng khí mà chớp sóng vô tuyến nhanh gặp phải.

Tạm kết

Như vậy chúng tôi đã vừa cùng với các bạn theo dõi tin tức mới nhất về chớp sóng vô tuyến đến từ vũ trụ theo sự quan sát của kính viễn vọng Canada. Hẳn đây là một thông tin vô cùng lý thú đối với những người yêu mến ngành thiên văn học.

Để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về giới khoa học như khoa học vũ trụ, đại dương học, sinh vật học, khảo cổ học hay các câu chuyện lạ đầy bí ẩn được dân tình truyền tai nhau cùng các mẹo vặt trong đời sống hàng ngày, các bạn hãy theo dõi trong thông tin của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bản tin tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *