Là một trong những thú cưng của con người, được con người chăm sóc vô cùng cẩn thận. Ngoài sự nhanh nhẹn hiếm có, mèo nhà còn thực sự rất dễ thương và khiến cho những người nuôi mèo thực sự yêu quý chúng. Tuy nhiên, nếu nói chung về họ nhà mèo thì có lẽ nhanh nhẹn và đáng sợ là những gì ta hay biết đến. Ví dụ như báo tuyết Himalaya chẳng hạn, một cú đớp của nó có thể hạ gục ngay một con cừu chỉ trong phút chốc. Tuy vậy, những tập tính sinh sống của chúng càng khiến chúng thú vị và tuyệt vời hơn. Cùng xem 6 loài thuộc họ nhà mèo sau đây nhé.

Báo tuyết Himalaya

Được ví như một tay săn siêu hạng ở vùng núi rừng hoang dã. Một con báo tuyết Himalaya (Panthera uncia) có thể hạ gục một con cừu núi chỉ trong nháy mắt. Với sải chân dài và tốc độ di chuyển nhanh như chớp mắt thì bất kỳ con mồi nào cũng có thể trở thành bữa ăn của nó. Ngoài ra, báo tuyết có khả năng giữ thăng bằng cực tốt. Và hoàn toàn có thể sống sót sau cú ngã từ độ cao 121 mét xuống một sườn núi hiểm trở.

Báo tuyết hay báo hoa mai có một bộ lông đốm màu trắng và xám đặc trưng. Để ngụy trang và lớp lông trên bàn chân để giữ ấm và tạo độ bám. Đặc điểm thú vị khác ở chúng là một chiếc đuôi dày, nơi chứa một lượng chất béo dự trữ đồng thời giúp chúng giữ thăng bằng khi nhảy lên cao. Báo tuyết Himalaya được tìm thấy trên khắp miền Bắc Ấn Độ và Nepal. Ngoài ra chúng còn phân bố rộng khắp khu vực như Bhutan, Trung Quốc, Mông Cổ; Afghanistan, Pakistan, Kyrgyzstan; Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan.

Mèo chân đen

Mèo chân đen, một trong những loài động vật vô cùng đáng yêu với tên tiếng anh là Felis nigripes. Chúng được biết đến như một loài mèo hoang dã nhỏ nhất miền nam châu Phi. Dù với kích thước khiêm tốn nhưng thành tích săn mồi của chúng thật sự là vô cùng đáng nể. Với tỷ lệ thành công trong quá trình săn mồi lên đến 60%, “thợ săn tí hon” này được mệnh danh là những con mèo “chết chóc” nhất quả đất.

mèo chân đen

Không giống như hầu hết các loài mèo, mèo chân đen không leo cây mà chúng sống chủ yếu trong các hang dưới đất. Thời điểm săn mồi chủ yếu là vào ban đêm, ngoài chim ra thì chúng có thể ăn bất cứ loài động vật nào bao gồm cả động vật gặm nhấm và côn trùng. Môi trường sống ưa thích của chúng là một đồng cỏ khô đầy chuột bọ. Bên cạnh các khu vực phía bắc của Nam Phi, chúng có thể được tìm thấy ở Namibia và Botswana.

Linh miêu Iberia

Linh Miêu xuất hiện từ thế kỷ 20 ở miền nam Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nơi có những khu rừng bần cổ đại, người ta đã ước tính có khoảng 100.000 con linh miêu hoang dã (Lynx pardinus) từng sống ở đó. Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng dẫn đến số lượng cá thể này cũng bị giảm đi thấy rõ. Ngoài ra, vào những năm 1950, một nhà vi khuẩn học người Pháp phát tán một loại virus có tên Myxomatosis trong khu vực của ông ta.

Loài virus không giết chết linh miêu nhưng nó giết thỏ. Bệnh Myxomatosis đã nhanh chóng lây lan qua châu Âu và gần như xóa sổ toàn bộ đàn thỏ của lục địa này. Đây được xem là một tin cực kỳ tồi tệ đối với loài linh miêu Iberia, loài động vật chuyên săn bắt và ăn thịt thỏ. Khi các cá thể thỏ không còn, Linh miêu bị mất đi nguồn thức ăn.

Các nhà động vật quyết định xoay chuyển tình thế. Họ bắt đầu nhân giống linh miêu Iberia trong điều kiện nuôi nhốt sau đó thả chúng trở lại tự nhiên. Chương trình này được coi là một trong những chương trình thành công nhất trên thế giới và hiện ước tính có khoảng 500 con linh miêu đang tồn tại ngoài tự nhiên.

Mèo bắt cá

Ai trong chúng ta cũng biết rằng mèo rất ghét nước. Nhưng ít ai biết được rằng mèo nhà có nguồn gốc từ loài mèo rừng châu Phi (Felis lybica lybica). Chúng là một trong những loài mèo cực kỳ yêu thích nước. Và khả năng bắt cá “đỉnh của chóp”. Không chỉ vậy, mèo bắt cá còn có thể bơi và lặn rất giỏi. Chúng có thể bắt được những con cá ở bờ sông hoặc bờ suối thậm chí là lặn sâu xuống nước để bắt chim nước bằng cách giật mạnh chân của những con chim.

mèo bắt cá

Ngoài ra, với đặc điểm là bơi và lặn giỏi, mèo bắt cá cũng được trang bị thêm một số yếu tố để chúng có thể thích nghi được dưới nước như: hai lớp lông dày giúp chúng không bị lạnh. Trong đó, một lớp ôm sát cơ thể và một lớp lông dài hơn để tăng thêm độ ấm. Chân của chúng có màng giống như chân vịt để giúp chúng bơi tốt hơn và nhanh hơn.

Mèo đốm Margay

Với kích thước nhỏ nhắn tương tự như mèo nhà, mèo đốm Margay được ví như một bản sao thu nhỏ của báo tuyết. Với những đốm đen đặc trưng, chúng sống gần như cả đời trên cây. Trên thực tế, loài mèo này có sự dẻo dai tốt nhất so với những họ hàng khác của nó. Với khả năng xoay chân sau 180 độ nó có thể phóng thẳng lên thân cây và di chuyển nhanh hệt như một con sóc. Ngoài ra, nó có thể bám lủng lẳng trên cành cây chỉ bằng một chân sau giống như dơi. Thức ăn của chúng rất đa dạng như: chuột, ô mai, nhím, chim…

Tuy nhiên, bộ lông đốm đặc trưng của chúng đang trở thành một món hàng hóa thường xuyên bị săn bắn trái phép. Những con margay này chỉ đẻ một lứa. Chính vì vậy mà chúng cần được liệt vào danh sách những loài cần được bảo vệ đặc biệt.

Beo vàng Châu Phi

Beo vàng châu Phi thường có màu lông từ nâu đỏ tới màu xám. Chúng có thể không có đốm, hoặc có các đốm đen từ nhạt đến đậm. Màu lông phía dưới, hoặc xung quanh mắt, má, cằm và cổ họng thường nhạt màu và có thể là gần như trắng. Đuôi thường tối màu hơn trên đầu và luôn kết thúc bằng màu đen.

Beo vàng châu Phi có kích thước gấp hơn 2 lần kích thước của mèo nhà. Đầu tròn và nhỏ so với kích thước cơ thể. Chúng có cơ thể chắc nịch, chân dài, đuôi ngắn, và bàn chân lớn. Chiều dài cơ thể thường trong khoảng 61–101 cm, chiều dài đuôi khoảng 16–46 cm, và chiều cao vai khoảng 38–55 cm. Chúng nặng khoảng 5,5–16 kg, và con đực thường nặng hơn con cái.

Beo vàng Châu Phi

Beo vàng châu Phi sống ở rừng nhiệt đới từ mực nước biển tới độ cao 3.000 m. Chúng thích sống trong rừng rậm, ẩm ướt, và thường được thấy ở gần sông. Nhưng chúng cũng có thể được thấy trong rừng mây, rừng tre. Và cũng trong vùng đất hoang vắng trên cao. Chúng được tìm thấy từ Senegal ở phía tây tới Kenya ở phía đông. Từ Cộng hòa Trung Phi về phía bắc tới Angola ở phía nam.

Beo vàng châu Phi là động vật đơn độc, và thường sinh hoạt về đêm. Mặc dù cũng có thể săn bắn ban ngày. Chúng có khả năng leo trèo, nhưng chủ yếu săn mồi trên mặt đất. Chúng ăn chủ yếu các loài gặm nhấm. Nhưng cũng bao gồm trong chế độ ăn uống của mình cả chim, khỉ nhỏ, linh dương duikers; heo rừng và linh dương nhỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *