Đối với con người chúng ta, giấc ngủ là vô cùng quan trọng, chỉ khi nào ngủ ngon, ngủ sâu giấc, ngủ đủ giấc thì bộ não mới có thể nghỉ ngơi để ban ngày có thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được một giấc ngủ ngon mà họ sẽ gặp phải những trường hợp khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một trong số đó là hiện tượng mộng du. Người ta thường hiểu nôm na, mộng du là các hành động kì quái của con người trong lúc ngủ. Vậy cách hiểu này có đúng hay không? Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mộng du là gì cùng những nguyên nhân và cách ứng xử khi người thân xuất hiện tình trạng này nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mộng du

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ được chia thành hai phần. Giấc ngủ chuyển động nhanh (REM) và giấc ngủ không chuyển động nhanh (NREM). Khi bạn bắt đầu ngả lưng con người thường bước vào giấc ngủ NREM. Trong giai đoạn này, suy nghĩ bắt đầu trôi dạt. Khả năng phản ứng với các kích thích bên ngoài bắt đầu giảm, hoạt động cơ bắp bắt đầu chậm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mộng du.

Sau NREM, người ta chuyển sang giấc ngủ REM. Nơi mà những suy nghĩ về giấc mơ xảy ra và biểu hiện như một số hoạt động não. Trong giai đoạn này, nếu một người cố gắng đánh thức một người trong giấc ngủ. Thường người đó thức dậy với một chút mất phương hướng.

Các nhà khoa học cho rằng bình thường cơ chế sinh học của con người trong lúc chuẩn bị bước vào giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ NREM, sang giấc ngủ REM sẽ có sự chuyển tiếp của các dây thần kinh và các cơ trong cơ thể. Họ bị xáo trộn giữa hai giai đoạn giấc ngủ, dẫn đến hỗn hợp thức – tỉnh. Họ làm mọi việc nhưng không có ý thức. Điều này dẫn đến một loạt các hành vi như nói chuyện hoặc la hét, đè bẹp chân tay người. Lâu dần, hiện tượng mộng du xuất hiện như một tập hợp của các hoạt động khác nhau. Từ đi bộ đến lái xe, đi lại, ăn uống lặp đi lặp lại trong nhiều đêm. Thậm chí là hành vi bạo lực.

Những điều bí ẩn về mộng du

Theo các nhà khoa học các hành động thường kéo dài từ vài phút đến một giờ. Có thể xảy ra từ mỗi tháng một lần đến nhiều đêm mỗi tuần. Mà người trong cuộc không nhận thức được mình đang bị mộng du.

Người bị mộng du không nhận thức rõ cảnh vật, âm thanh, mùi vị. Thậm chí là cảm giác đau đớn. Đặc biệt khi một người bị mộng du, những người khác thường không đánh thức được họ. Ngược lại, việc đánh thức có thể gây ra những phản ứng bạo lực trở lại.  Theo Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ, mộng du là một chứng rối loạn kích thích. Khoảng 4% người lớn và 22% trẻ em bị mộng du.

Biểu hiện của người mộng du

Thông thường, một người sẽ mộng du khoảng 1 – 2 giờ sau khi rơi vào giai đoạn ngủ sâu. Mộng du sẽ không thể xảy ra trong một giấc ngủ ngắn. Hầu hết các cơn mộng du chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua cơn mộng du dài hơn nhiều.

Sau đây là các triệu chứng chung của mộng du

  • Đứng lên ra khỏi giường và đi lại trong phòng.
  • Cũng có thể ngồi hoặc đứng với đôi mắt mở to, ngay cả khi vẫn đang ngủ.
  • Có thể giật mình với đôi mắt mở to ngơ ngác.
  • Nếu người khác cố gắng giao tiếp, sẽ không thể trả lời.
  • Có thể khó đánh thức khỏi trạng thái này.
  • Cuối cùng khi thức dậy, có thể bị choáng váng và bối rối trong vài phút.
  • Thường không nhớ gì về cơn mộng du khi thức dậy.
  • Vì giấc ngủ bị gián đoạn, có thể bị lơ mơ vào ngày hôm sau.
  • Cũng có thể gặp những cơn ác mộng hoặc nỗi kinh hoàng, theo Power Of Positivity.

Biểu hiện của người mộng du.

Các triệu chứng nghiêm trọng của mộng du

  • Có thể thực hiện các hoạt động hằng ngày. Như cố gắng nói chuyện, mặc quần áo hoặc ăn uống.
  • Cũng có thể đi ra khỏi nhà hoặc thậm chí lái xe.
  • Đôi khi, có thể đi tiểu trên sàn nhà vì nghĩ rằng mình đang ở trong nhà vệ sinh.
  • Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể trở nên bạo lực như đang thực hiện một giấc mơ.
  • Cũng có nguy cơ ngã xuống cầu thang hoặc cố gắng nhảy ra cửa sổ, theo Power Of Positivity.

Những người có khả năng bị mộng du

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và giải thích. Nguyên nhân của chứng mộng du có một phần yếu tố của gen di truyền. Một phần có ý định bạo lực ngoài đời thực. Đây là điều nguy hiểm.

Ngoài ra mộng du chứa đựng rất nhiều bí ẩn nên đến nay con người chưa hiểu hết. Vì vậy hiệu quả điều trị còn hạn chế. Cách tốt nhất để chẩn đoán là xét nghiệm đa chiều sâu, tiến hành trong vài đêm. Các xét nghiệm này bao gồm đo các bất thường nào trong não, cơ hoặc mắt.

Các chuyên gia về giấc ngủ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giải thích kết quả của các xét nghiệm này. Ngoài ra, còn có nhiều cách để ngăn chặn mộng du. Như duy trì lối sống tích cực, năng vận động, tránh dùng các chất kích thích như cà phê và rượu trước khi ngủ, không ăn quá gần giờ đi ngủ. Mỗi ngày nên duy trì giấc ngủ tốt cả về thời lượng và chất lượng, kể cả giấc ngủ trưa.

Phải làm sao khi thấy người mộng du?

Khi thấy người bị mộng du bạn nên cất các vật sắc nhọn ở xa tầm tay. Đóng và chốt cửa ra vào và cửa sổ. Loại bỏ các nguy cơ vấp ngã trên sàn nhà. Lắp đặt đèn với cảm biến chuyển động. Nếu cần, sử dụng chuông báo cửa hoặc chuông báo đi ngủ nếu một người rời khỏi giường… Nếu người lớn bị thường xuyên, tự gây hại cho bản thân và tấn công người khác. Thì cần được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để thăm khám.

Phải làm sao khi thấy người mộng du?

Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt. Trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa. Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.

Trẻ em thì cần nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh. Sau đó đưa trẻ về giường. Triệu chứng này có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Để phòng ngừa trẻ bị mộng du, cha mẹ cần giúp trẻ ngủ đủ giấc. Tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *