Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các mẫu vật kể từ khi họ đến hồ và nhận thấy rằng có vô số sự sống ẩn náu bên dưới lớp băng của Nam Cực. Trong tạp chí Nature tuần này. Priscu và nhóm của ông báo cáo đã tìm thấy 130.000 tế bào trong mỗi ml nước hồ. Mật độ vi sinh vật sống tương tự như ở hầu hết các đại dương sâu trên thế giới. Và với gần 4.000 loài vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Cộng đồng trong hồ phức tạp hơn nhiều so với dự kiến của một thế giới bị phong tỏa khỏi phần còn lại của hành tinh.
Cộng đồng sinh vật phong phú dưới lớp băng dày 800m
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra sự sống ở nơi khó lòng ngờ tới: trong một hồ nước ngầm tăm tối. Sâu 800 mét bên dưới vùng đất “chết” ở Nam Cực, theo Live Science
Trái với cánh đồng băng cô quạnh mà các nhà khoa học đang cắm trại. Dưới chân họ lại là một cộng đồng vi sinh vật vô cùng phong phú. Ở nơi ấy, chắc chắn chúng không có được những điều kiện cần thiết cho sự sống quen thuộc. Bao gồm ánh sáng, dưỡng khí và nguồn thức ăn. Tuy nhiên những sinh vật này – được cho là sẽ rất giống các sinh vật ngoài hành tinh mà con người hy vọng tìm được – đã sống bằng cách “ăn” đá xói mòn.
“Các nghiên cứu trước đây thường chỉ xem xét khả năng xói mòn tạo ra các loại khí trong môi trường hồ ngầm dưới băng. Nhưng chúng tôi đã đi xa hơn bằng cách xem xét liệu hiện tượng xói mòn có thể giải phóng các nguồn dinh dưỡng sinh học quan trọng vào nước hay không”. Tiến sĩ Beatriz Gill Olivas, nhà băng học từ Đại học Bristol (Anh). Thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.
Trong năm qua, các nhà nghiên cứu đã làm việc với những mẫu đó để lắp ráp một bức chân dung của sự sống bên dưới lớp băng. Họ đã phân lập và nuôi cấy khoảng một chục loài vi khuẩn. Và quá trình giải trình tự DNA đã cho thấy dấu hiệu của 3.931 loài. Nhiều trong số chúng có liên quan đến các vi khuẩn đã biết phân hủy khoáng chất để lấy năng lượng.
Định hướng truy tìm cuộc sống ngoài hành tinh
Các nhà khoa học đã phân tích trầm tích hồ ngầm Whilans của Nam Cực. Bằng cách khoan sâu xuống lòng đất để lấy mẫu. Hồ này có lịch sử phức tạp với các thời kỳ tích nước và cạn nước. Một dòng băng chảy xiết đã xuyên qua hồ ngầm này và tạo ra một số xói mòn.
Các nhà nghiên cứu nói rằng việc phân tích những mẫu này gặp nhiều thách thức. Vì nước đã trải qua một năm đóng băng dưới đáy lỗ khoan trước khi được đưa lên bề mặt.
Kết quả cho thấy sự xói mòn đã giải phóng nhiều chất khác nhau như hydro; metan; carbon dioxide và amoni. Đó là nguồn sống cho một số sinh vật dị dưỡng hay ăn khí metan để sống. Hoặc một số loại khác lại thích chuyển đổi amoni thành nitrit rồi nitrat. Nói cách khác, những tảng đá trơ trọi bên dưới hồ băng lại trở thành nguồn thức ăn hết sức phong phú cho nhiều loài vi sinh vật.
Điều đáng chú ý nhất là nhiều hành tinh khác mà con người đã xác định được tuy không có các điều kiện phù hợp cho sự sống trên bề mặt như Trái đất. Nhưng đã được chứng minh là sở hữu các hồ ngầm với đặc tính tương tự. Vì vậy, chính những sinh vật quái dị và bé nhỏ mà chúng ta tìm thấy ở Nam Cực có thể là chân dung của “người ngoài hành tinh” mà bấy lâu con người mơ ước được gặp gỡ. Phát hiện này sẽ giúp định hướng cho các mục tiêu săn tìm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Nghiên cứu vừa công bố trên Communications Earth & Environment.