Tiểu đường được coi là căn bệnh mãn tính, nó hình thành do rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến bệnh được xác định do cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả hay tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Căn bệnh này đang rất phổ biến và dường như có dấu hiệu tăng lên ngày càng chóng mặt ở các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên nó cũng là căn bệnh được coi là dễ phòng ngừa. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các thói quen đang vô hình làm bạn đến nhanh hơn với con đường mắc bệnh tiểu đường.

Không kiểm soát huyết áp

Bệnh tiểu đường loại 2 là loại phổ biến nhất nhưng cũng dễ phòng ngừa. Tiến sĩ Deena Adimoolam, bác sĩ chuyên về bệnh tiểu đường, từ Đại học Yale danh tiếng của Mỹ, cho biết nếu nhận ra bất kỳ triệu chứng nào, hãy đi khám ngay, vì xác định sớm bệnh có thể là chìa khóa để ngăn bệnh trở nặng. Nhưng điều quan trọng hơn là biết những thói quen góp phần gây ra bệnh, để ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu.

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ tiết lộ rằng cứ 4 người thì có 1 người bị huyết áp cao, thì cứ 3 người bị huyết áp cao thì có 2 người bị tiểu đường. Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề khác.

Trạng thái cơ thể béo phì

Trạng thái cơ thể béo phì

Theo Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường. Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ. Béo phì góp phần quan trọng trong sự phát triển của bệnh tiểu đường. Hiện nay, trên thế giới tỉ lệ người lớn bị béo phì chiếm khá lớn. Tình trạng này diễn ra cũng một phần là do chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể quá nhiều. Vì thế, để tránh được việc thừa cân, cần phải có chế độ phù hợp.Có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường bằng cách giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể và duy trì cân nặng lành mạnh, theo Eatthis.com.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ, giải thích rằng giảm lượng calo tiêu thụ là rất quan trọng để giảm cân và duy trì cân nặng. Nên ăn khẩu phần nhỏ hơn, ít chất béo và đường hơn. Cũng nên ăn nhiều ngũ cốc rang xay, trái cây và rau quả. Hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến, theo Eatthis.com.

Việc lười tập thể dục

Tập thể dục cũng rất quan trọng, không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp giảm lượng đường trong máu. Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ, cho biết giảm cân và giảm lượng đường trong máu đều làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Tiến sĩ Adimoolam cho biết một số hoạt động thể chất hằng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Hoạt động hằng ngày thậm chí có thể giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch, theo Eatthis.com.

Thường xuyên hút thuốc

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt ở các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ.

Thường xuyên hút thuốc

Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Bỏ thuốc có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Hút thuốc có thể góp phần vào việc kháng insulin. Có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ lưu ý.

Các triệu chứng cần được khi khám ngay

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ khuyến cáo, nếu gặp các triệu chứng sau, hãy đi khám ngay, nếu:

  • Đi tiểu nhiều, thường xuyên vào ban đêm
  • Rất khát
  • Sụt cân
  • Rất đói
  • Nhìn mờ
  • Bàn tay hoặc bàn chân tê hoặc ngứa ran
  • Cảm thấy rất mệt
  • Da khô
  • Vết thương lâu lành
  • Dễ bị nhiễm trùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *