Thành phố Metropolis là một trong những thành phố cổ nhất của Thổ Nhĩ Kỳ từ thời La Mã cổ đại. Theo các thông tin cho thấy, Metropolis là cái tên được đặt cho nhiều thành phố khác nhau. Trong đó tượng không đầu làm bằng đá cẩm thạch này được phát hiện tại vùng tự trị Torbali, tỉnh Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trường đại học Celal Bayar đã hợp tác với bộ văn hóa và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện cuộc khai quật này. Hiện bức tượng không đầu vẫn chưa rõ được giới tính cũng như mục đích.

Thiếu đầu và hai cánh tay nhưng các bộ phận khác được bảo quản tốt

Bức tượng bằng cẩm thạch mô tả một người phụ nữ mặc áo choàng đứng trên bục. Hiện chưa rõ danh tính và mục đích điêu khắc. Bức tượng có từ thời La Mã và là tác phẩm điêu khắc về một người phụ nữ mặc áo choàng, đã bị mất đầu và cả hai tay. Các nhà khảo cổ cho biết cần phải tìm hiểu thêm để xác định danh tính của nhân vật này.

Khai quật tượng không đầu

Phòng Khai quật thuộc BộVăn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, phát hiện tượng cẩm thạch 1.800 năm tuổi ở thành phố cổ Metropolis, Ancient Origins hôm 29/6 đưa tin.

Bức tượng khắc họa một người phụ nữ mặc áo choàng đứng trên bục. Dù thiếu đầu và hai cánh tay – những bộ phận có thể gắn riêng – nhưng các phần khác vẫn được bảo quản tốt.

Bức tượng được tìm thấy ở thành phố cổ Metropolis

Thành phố Metropolis nằm trong vùng Torbali của tỉnh Izmir, gần bờ biển phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Những người định cư đầu tiên đến đây vào thời kỳ Đồ Đá Mới (khoảng năm 10000 – 1900 trước Công nguyên).

Trong thời Đồ Đồng (khoảng năm 3300 – 1200 trước Công nguyên). Metropolis có tên Puranda và là một phần thuộc vương quốc Arzawa của người Hittite. Thời kỳ Hy Lạp hóa (năm 323 TCN – 31 trước Công nguyên), thành phố do vương quốc Pergamum cai quản.

metropolis

Các nhà khoa học đã khai quật thành phố Metropolis suốt 30 năm. Và tìm thấy hơn 11.000 hiện vật thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Gồm tiền xu, thủy tinh, gốm sứ, tượng nhỏ; tác phẩm điêu khắc và nhiều đồ tạo tác bằng xương; ngà voi, kim loại. Những phát hiện đáng chú ý gồm phòng tắm La Mã tinh xảo với nhiều hình điêu khắc.

Ngoài ra, nhóm các nhà khảo cổ tại đại học Manisa Celal Bayar đã phát hiện một hệ thống 4 bể nước cao 3 tầng. Có khả năng chứa 600 tấn nước bị chôn vùi 7m dưới lòng đất. Được biết, hệ thống nước được xây dựng vào cuối thời kỳ La Mã và đầu thời kỳ Byzantine. Khoảng từ năm 284 đến 750 SCN. Các bể chứa nước này nằm ở vị trí cao nhất trong thành phố. Và có hàng rào tường bao quanh bảo vệ. Các nguồn nước khác sẽ nằm ở vị trí thấp hơn để quân địch không thể dễ dàng tiếp cận vào.

Ngoài đền thờ và nhà hát hình tròn, nhiều công trình khác cũng được khai quật như khu thể thao; hội trường, cửa hàng, đại lộ; phòng trưng bày và nhà vệ sinh công cộng.

Bức tượng được điêu khắc vào thời đế quốc La Mã

Dựa vào niên đại, nhóm nghiên cứu cho rằng tượng người phụ nữ không đầu được điêu khắc vào thời điểm đế quốc La Mã kiểm soát Anatolia (vùng diện tích thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ). Họ cần nghiên cứu kỹ hơn để xác định danh tính và mục đích của bức tượng. Chuyến khai quật mới đây do Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ cùng Đại học Celal Bayar phối hợp tổ chức. Dự kiến tiếp tục triển khai trong năm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *