Kể từ sau trận thảm hoạ hạt nhân xảy ra, thành phố Fukushima đã là nơi sống của đàn lợn rừng nhiễm phóng xạ gấp 300 lần tiêu chuẩn cho phép. Vào năm 2011, các phóng viên ghi lại những đoạn video cho thấy chuột có khắp các siêu thị bỏ hoang, bên cạnh đó là đất trồng trọt thành đồng cỏ hoang. Đây chính là nơi sống lý tưởng của các loài lợn rừng. Tờ báo Yomiuri Daily cho biết rằng loài động vật này gây thiệt hại 800 nghìn USD cho ngành nông nghiệp nơi đây. Loài lợn rừng này đã không còn bản tính nhút nhát như lúc đầu, chúng trở nên hung dữ hơn với con người. Điều nguy hiểm nhất có lẽ là đàn lợn này lại mang lượng phóng xạ cực kì cao và đáng báo động.

Các nhà khoa học phát hiện lợn rừng nhiễm phóng xạ giao phối với lợn nhà

Các nhà khoa học phát hiện lợn rừng nhiễm phóng xạ giao phối với lợn nhà

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện lợn rừng nhiễm phóng xạ giao phối với lợn nhà; khi tìm hiểu tác động đối với động vật hoang dã sau thảm họa năm 2011. Một loài lai giữa lợn rừng hoang dã và lợn nhà đang xuất hiện tràn ngập Fukushima. Trong nhiều năm, thợ săn theo dõi lợn nhiễm phóng xạ có số lượng lên tới hàng trăm con. Họ ghi nhận nồng độ nguyên tố phóng xạ caesium-137 cao gấp 300 lần mức an toàn. Các nhà khoa học ở Đại học Fukushima sử dụng xét nghiệm di truyền. Phương pháp này tìm hiểu tác động của phóng xạ lên động vật hoang dã trong vùng kiểm tra ADN.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society. Kết luận không có đột biến di truyền. Nhưng thay vào đó nhóm nghiên cứu bất ngờ phát hiện lợn rừng giao phối với lợn nhà. “Sự xâm lấn sinh học” này bắt đầu sau khi lợn rừng từ các vùng núi xung quanh chuyển dần vào những thị trấn không người ở; gặp lợn nhà chạy rông do nông dân bị buộc phải sơ tán khỏi khu vực.

Các nhà khoa học phân tích trình tự di truyền của 338 con lợn rừng. Chúng được thu thập từ năm 2006 đến 2018 trên khắp cả vùng. Họ nhận thấy rằng có ít nhất 18 con lợn có sự xâm lấn sinh học đối với gene lợn nhà. Chúng được nhận dạng là lợn rừng về hình thái; nhưng có kiểu gene đơn bội của lợn nhà châu Âu. Tần suất của kiểu gene này vẫn ổn định từ khi phát hiện lần đầu tiên năm 2015. Kết quả hé lộ sự pha tạp di truyền đang diễn ra trong quần thể lợn rừng do lợn nhà để sổng.

Sự phân tán các gene lợn rừng nhiễm phóng xạ

Nghiên cứu còn phát hiện ngày càng nhiều con lai của lợn rừng – lợn nhà xuất hiện ngoài phạm vi khu vực nhiễm phóng xạ ở Fukushima và gene lợn nhà đang du nhập vào quần thể lợn rừng nói chung. Nhóm nghiên cứu nhận định cần tiếp tục theo dõi di truyền để ghi chép sự phân tán của gene lợn nhà trong quần thể lợn rừng hoang dã.

Tuy nhiên, Donovan Anderson, nhận định gene lợn nhà nhiều khả năng sẽ loãng đi sau mỗi thế hệ. Những thay đổi về hành vi hiện nay đến từ sự vắng mặt của con người. Nhờ đó lợn rừng nhanh chóng xâm chiếm các khu vực bỏ hoang. Anderson cho rằng lợn nhà không thể sống sót trong tự nhiên. Nhưng lợn rừng lại phát triển mạnh ở thị trấn bỏ hoang bởi chúng quá mạnh khỏe. Theo kết quả kiểm tra do chính phủ Nhật thực hiện, một số con lợn đực đã nhiễm chất phóng xạ cesium-137 cao gấp 300 lần so với tiêu chuẩn an toàn.

Việc con người sơ tán khỏi khu vực dẫn tới những khoảng đất lớn trong vùng tái mọc hoang. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Số lượng gấu, hươu, bò bison, chó sói, linh miêu và ngựa tăng gấp nhiều lần từ khi khu vực bị bỏ hoang vào năm 1986. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chú ý ếch sống trong khu vực phong tỏa có màu sắc sẫm hơn những con ếch bên ngoài. Chứng tỏ lượng melanin cao hơn có thể giúp chúng chống chịu bức xạ tốt hơn.

Chính quyền thành phố Fukushima vào cuộc

Chính quyền thành phố Fukushima vào cuộc

Chính quyền địa phương ở các thị trấn thuộc Fukushima thuê các đội thợ săn chuyên nghiệp. Nhằm để tiêu diệt đàn lợn rừng nguy hiểm này. Tuy nhiên những nỗ lực này chưa chắc đã đủ thuyết phục người dân quay trở lại sinh sống tại đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong ba năm kể từ 2014 trở lại đây; số lợn đực bị bắt chết đã tăng lên 13 nghìn con. Và trong một cuộc điều tra của chính phủ hồi năm ngoái; hơn một nửa cư dân cũ của Fukushima cho biết họ sẽ không trở lại. Bởi họ lo ngại về bức xạ và sự an toàn của nhà máy hạt nhân; nơi phải mất tới 40 năm để tháo dỡ.

Chính quyền địa phương ở Fukushima gần đây đã xuất bản một cuốn sách. Trong đó hướng dẫn cách giải quyết vấn đề lợn rừng hoang dã; bao gồm đặt các loại bẫy đặc biệt. Và sử dụng máy bay không người lái để săn bắt chúng. Ở thành phố Nihonmatsu, người ta đã xây 3 hố chôn tập thể để xử lý 1.800 con lợn. Nhưng chính quyền địa phương cho biết đã hết đất để xây tiếp.

Thành phố Soma năm ngoái cũng xây một lò hoả thiêu. Chúng có thiết kế đặc biệt để đốt xác và lọc chất phóng xạ cisium. Nhưng cũng thiếu nhân viên làm nhiệm vụ đưa động vật xuống lò.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *