Từ hàng trăm triệu năm trước, loài cá da phiến đã có những bước đầu tiên phát triển hàm răng tương tự như con người. Hầu như tất cả các mẫu hóa thạch đã được tìm thấy trước đây đều chỉ là những mảnh vỡ rời rạc. Tuy rằng những mẫu hóa thạch này rất hiếm và cực khó để có thể tìm thấy, nhưng mới đây các nhà cổ sinh vật học tại Trung Quốc đã phát hiện thêm những hóa thạch mới của loài cá da phiến này. Đây được cho là sự phát hiện quan trọng trong ngành sinh vật học hiện nay.

Phát hiện mới rất quan trọng trong việc tìm hiểu sự phân nhánh tiến hóa

Theo SCMP, các nhà cổ sinh vật học ở Trung Quốc cho biết đã phát hiện dấu tích của một loài cá da phiến mới. Có tên khoa học là Bianchengichthys micros, ở thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc. Đây là loài cá có lớp da cứng như áo giáp. Xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 423 triệu năm. Phát hiện mới này được tiết lộ cụ thể trong một bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học Current Biology hồi giữa tháng 6.

kỷ Silur

Phát hiện mới đã cung cấp dữ liệu quan trọng. Trong việc tìm hiểu sự phân nhánh tiến hóa quan trọng xảy ra hàng trăm triệu năm trước ở kỷ Silur. Là một phần của kỷ Đại Cổ Sinh trước khi khủng long xuất hiện.

Cách đây hơn 420 triệu năm, loài cá tiến hóa theo 2 con đường riêng biệt. Bao gồm lớp cá xương (bony fish) – lớp tạo nên hầu hết các loài cá ngày nay. Và lớp cá sụn (cartilaginous fish) – lớp bao gồm cá mập và cá đuối. Hóa thạch mới được cho là thuộc về một loài cá gần với tổ tiên chung cuối cùng của cả 2 lớp cá này.

Giống với một loài khác được phát hiện ở Việt Nam

Ông Pittman cho biết thêm rằng. Hóa thạch của loài cá da phiến mới được bảo quản rất tốt. Điều không hay xảy ra trên thế giới.

“Trung Quốc là một trong số ít địa điểm trên thế giới mà các hóa thạch cá cổ đại được tìm thấy trong tình trạng gần như nguyên vẹn”. Tiến sĩ Pittman nói.

Ông Zhu và các đồng nghiệp đã so sánh loài cá mới được phát hiện với các loài cá da phiến khác. Và nhận thấy những điểm tương đồng giữa loài được tìm thấy ở Trung Quốc. Với một loài khác được tìm thấy ở miền Trung của Việt Nam. Một giả thuyết được đặt ra là cách đây hàng trăm triệu năm ở kỷ Silur. Hai khu vực nơi phát hiện hóa thạch loài cá da phiến mới có thể gần nhau về mặt địa lý.

Loài này có xương và răng vĩnh viễn

Zhu You-an, một trong những tác giả của bài nghiên cứu. Đồng thời là nhà khoa học thuộc Viện cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học. Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết. Loài cá mới có xương hàm tương tự như lớp cá xương. Và có răng vĩnh viễn. Đây là một đặc trưng của loài cá da phiến.

“Theo những yếu tố này. Loài cá mới phát hiện đại diện cho một giai đoạn chuyển tiếp giữa động vật có quai hàm nguyên thủy và hiện đại”, ông Zhu nói.

răng vĩnh viễn

Tiến sĩ Michael Pittman, làm việc tại phòng thí nghiệm cổ sinh vật có xương sống của Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho biết. Bài nghiên cứu trên tạp chí Current Biology rất thú vị. Vì nó mang tới các thông tin khoa học về thời điểm mà loài cá bắt đầu quá trình tiến hóa. Và phân tách thành 2 lớp: cá xương và cá sụn.

Cá da phiến

Cá da phiến (Placodermi) là một lớp cá có giáp tiền sử. Chỉ được biết đến từ các hóa thạch, đã từng sinh sống trong thời gian Hậu Silur tới cuối kỷ Devon. Đầu và ngực của chúng được che phủ bằng các tấm giáp có khớp. Còn toàn bộ phần còn lại của thân có vảy hoặc trần trụi. Phụ thuộc vào từng loài. Cá da phiến thuộc về nhóm cá có quai hàm đầu tiên. Các quai hàm của chúng có lẽ đã tiến hóa từ các cung mang thứ nhất của chúng. Hóa thạch 380 triệu năm tuổi của một loài đại diện cho ví dụ cổ nhất đã biết về cá sinh con.

Dạng cá có thể coi là cá da phiến đầu tiên đã tiến hóa trong Hậu Silur. Chúng bắt đầu suy giảm mãnh liệt trong sự kiện tuyệt chủng Hậu Devon. Và toàn bộ lớp này đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Devon. Các hóa thạch cổ nhất đã biết được tìm thấy tại Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *