Vào tháng 7 năm 2014, khi trường cấp 2 Kinh Châu Hồ Bắc đang mở rộng địa điểm trường mới, một nhóm mộ cổ đã được phát hiện. Sau đó, đoàn khảo cổ đã vô cùng ngạc nhiên khi khảo sát, hóa ra có hơn 400 ngôi mộ cổ được phân bố ở đây, trải dài từ thời Chiến Quốc đến triều đại nhà Đường và nhà Tống. Có khoảng 80 ngôi mộ trong toàn bộ quần thể mộ cổ thời Chiến Quốc, được bảo tồn tốt nhất là một ngôi mộ nhà Chu vào giữa thời Chiến Quốc, cách đây khoảng 2.400 năm.

Cá muối vẫn còn nguyên vẹn sau 2.400 năm

Các chuyên gia đã tiến hành khai quật quần thể lăng mộ cổ này. Kết quả nhận thấy trong số rất nhiều ngôi mộ cổ. Ngôi mộ có đồ tùy táng còn sót lại đầy đủ nhất là ngôi mộ thuộc nhà Chu thời Chiến quốc.

Trong mộ này có nhiều vũ khí khác nhau bao gồm: Cung tên, gươm, súng, áo giáp. Với số lượng vũ khí được khai quật các chuyên gia phỏng đoán khả năng cao ngôi mộ này là của một vị tướng quân thời nhà Chu.

Tiếp tục tiến hành khai quật, các chuyên gia đã tìm thấy khá nhiều chai rượu; các bức tranh vẽ và đỉnh bằng kim loại. Nhiều đồ tùy táng đã được khai quật từ lăng mộ. Bao gồm các con thú từ lăng mộ; phên tre, bình hoa đeo hông; đồ gốm vẽ, kiềng, chén da, v.v… Cũng như các vật dụng dùng để tang lễ như kiềng và bình gốm. Ngoài những đồ vật này, các chuyên gia còn tìm thấy một vật khác rất thú vị. Đó là hộp 4 con cá ướp muối trong lăng mộ.

các chuyên gia

Những con cá muối này được đặt bên trên của quan tài. Ban đầu, các chuyên gia đã lầm tưởng đó có thể là đồ dệt may. Nhưng họ nhận ra đó là một món ăn. Kết luận này khiến các chuyên gia bất ngờ, bởi cá muối 2.400 năm, không những không bị thối rữa mà trông khá hấp dẫn.

Cá sau khi ướp muối đem phơi khô thông thường bảo quản được trong vòng 6 tháng. Nhưng đó là trong trường hợp có nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Số cá mà các chuyên gia tìm được đã bị chôn sâu dưới lòng đất – môi trường dễ gây phân hủy.

Công nghệ ướp siêu hạng từ thời Chiến Quốc

Ngoài 4 con này, các chuyên gia còn tìm thấy 9 con nữa trong hộp đầu. Tổng cộng 13 con cá diếc tẩm ướp này có hình dáng hoàn chỉnh và tồn tại hơn 2.400 năm, đây là phát hiện đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học.

Theo các nhà khảo cổ học, phương pháp cắt và mức độ phơi khô của những con cá muối này rất giống với cá khô địa phương phổ biến ở Kinh Châu.  Trong các cuộc triển lãm sau này. Món cá muối 2.400 năm trước thu hút được sự chú ý của khách tham quan. Khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên. Ngoại trừ màu đen, trông gần giống với loại cá khô mà họ thường ăn. Có vẻ như vị tướng quân này cũng vậy.

công nghệ khử trùng

Kinh Châu xứng danh là xứ lúa cá. Ngay cả những ngôi mộ cổ chứa cá muối đã tồn tại hơn 2.400 năm. Công nghệ sát trùng của người xưa không ai bằng! Nó đã cung cấp dữ liệu vật lý cho nghiên cứu ngày nay về cấu trúc thực phẩm; nguyên liệu ngâm chua và công nghệ khử trùng của thời Chiến Quốc. Nó rất quý giá. Vì vậy, ngay khi khai quật được những con cá diếc này, các chuyên gia đã nhanh chóng niêm phong; đóng gói và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để bảo vệ.

Đến nay, phương pháp được sử dụng để bảo quản số cá này vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *