Những công trình kiến trúc cổ xưa luôn là một trong những đề tài vô cùng thú vị để các nhà khảo cổ học nghiên cứu . Việc này có thể tìm hiểu về cuộc sống cũng như tập tính sinh hoạt của những con người ở thế hệ xa xưa. Những di tích mang tính lịch sử trong khảo cổ học mang những giá trị văn hóa đặc biệt cho nơi được tìm thấy.  Đặc biệt, với những công trình có kiến trúc mới lạ, độc đáo về nghệ thuật luôn là những niềm cảm hứng bất tận cho các nhà khoa học nghiên cứu. Trong đó 11 ngọn đồi nhân tạo bí ẩn dưới đây đã được các nhà khoa học phát hiện là một trong những công trình như vậy.

11 ngọn đồi nhân tạo bí ẩn

Theo Acient Orgins, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố phát hiện về 11 ngọn đồi nhân tạo bí ẩn cao khoảng 15 mét, chu vi 300 mét đã được tìm thấy quanh di tích Göbeklitepe nổi tiếng. Mà bên trong mỗi ngọn đồi là một cụm kiến trúc y hệt Göbeklitepe. Tạo nên một chuỗi 12 “kim tự tháp” kỳ lạ tọa lạc ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đồi kim tự tháp

Gobeklitepe là cụm kiến trúc bao gồm một di tích cự thạch kỳ vĩ ẩn bên trong ngọn đồi nhân tạo. Được khai quật từ nhiều năm trước. Kiến trúc gồm 1 vòng tròn xếp bằng nhiều trụ đá chữ nhật đá cao đến 6 mét. Nặng từ 7,7-11 tấn, ở giữa là 2 trụ đá lớn nhất, có hình chữ T.

Theo ông Mehmet Ersoy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. 11 ngọn đồi nhân tạo nằm rải rác trên một tuyến được dày 100 km chạy quanh Göbeklitepe. Việc thăm dò 11 ngọn đồi nhân tạo quanh đó cũng cho thấy bên trong là 11 cấu trúc y hệt Göbeklitepe. Do đó bây giờ đồi Gobeklitepe đã thành di tích 12 ngọn đồi. Hay còn gọi là “12 kim tự tháp Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ”.

Cổ xưa hơn kim tự tháp Ai Cập tới 6.300 năm

Điều gây khó hiểu nhất là cụm kiến trúc đã có niên đại 11.000 năm. Tức xưa hơn kim tự tháp Ai Cập cổ nhất tới hơn 6.300 năm! Các nhà khoa học vẫn không thể hiểu được với công nghệ thời kỳ đó. Làm sao những con người thời đồ đá có thể tạo ra cảnh quan kỳ vĩ này. Vì chỉ việc vận chuyển những tảng đá trên đã có vẻ quá sức đối với hình thức lao động thô sơ thời đó.

Các công trình còn mang giá trị nghệ thuật đặc biệt. Người tạo ra chúng đã cẩn thận dùng đá lửa để chạm khắc lên hầu hết các cây cột. Chủ yếu là hình ảnh động vật và các chữ tượng hình bí ẩn.

Mục đích người xưa xây dựng nên Göbeklitepe và 11 “kim tự tháp” còn lại vẫn là bí ẩn. Giả thuyết được đồng thuật nhiều nhất đó là một thánh. Được những người thờ cúng cổ đại xem như nơi chốn để giao tiếp với các vị thần. Vì vậy, Göbeklitepe còn được coi như ngôi đền cổ xưa nhất của nhân loại.

Göbeklitepe

Göbekli Tepe là một ngôi đền trên đỉnh của một mỏm thuộc một dãy núi khoảng 15 kilômét (9,3 dặm) phía đông bắc thị trấn Şanlıurfa phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này hiện đang được các nhà khảo cổ học Đức và Thổ Nhĩ Kỳ khai quật. Và được cho là đã được những người săn bắn-hái lượm dựng lên vào 9000 năm trước Công Nguyên. Khoảng 11.000 năm trước. Nhưng không một công cụ nào được tìm thấy. Vì thế nguồn gốc của nó vẫn chưa được biết và hiện dẫn tới ra nhiều suy đoán.

Göbeklitepe

Cùng với Nevalı Çori, địa điểm này đã cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về Thời kỳ đồ đá mới Âu Á. Địa điểm này có niên đại tới gần 12.000 năm. Và có trước bất kỳ một nền văn minh nào từng được phát hiện trên trái đất hàng nghìn năm. Khi được phát hiện, nó có vẻ bị cố ý chôn vùi trong cát. Vì những lý do chưa được biết.

Cấu trúc bao gồm hai giai đoạn sử dụng. Được cho là có tính chất xã hội hoặc nghi thức bởi người phát hiện ra địa điểm và người khai quật Klaus Schmidt. Có niên đại thứ 10 đến thứ 8 thiên niên kỷ trước Công nguyên. Trong giai đoạn đầu tiên, thuộc thời kỳ tiền đồ gốm A (PPNA), các vòng tròn của những cột đá hình chữ T khổng lồ đã được dựng lên. Những hòn đá cự thạch lâu đời nhất thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *