Ở sâu trong những nơi tối tăm thuộc những khu rừng miền núi ở Đông Á, có một loài vật mang tên chuộc sóc lùn Trung Quốc hay còn gọi là chuột mù (Typhlomys cinereus) hoạt động vô cùng tích cực. Nơi hoạt động của chúng là trên những cành cây cao, chúng tìm kiếm thức ăn là những quả mọng, hạt cũng như côn trùng. Loài vật này nhỏ bé cỡ chuột nhắc. Các nhà khoa học rất có hưng thú với loài động vật này bởi chúng vì chúng không hề có thị lực. Điều kì diệu là chúng dùng sóng siêu âm để điều hướng môi trường xung quanh.

Chuột mù (Typhlomys cinereus) xác định vị trí qua âm thanh

Chuột mù (Typhlomys cinereus) xác định vị trí qua âm thanh

Trong không gian u tối của các khu rừng miền núi Đông Á, những con chuột sóc lùn vẫn hoạt động để kiếm thức ăn. Điều đáng chú ý là loài gặm nhấm nhỏ bé này gần như không có thị lực. Vậy bằng cách nào mà chuột mù có thể điều hướng môi trường xung quanh? Một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science hôm 18/6 tiết lộ rằng chúng xác định vị trí bằng âm thanh. Bằng cách phát ra những tiếng rít tần số cao. Sau đó lắng nghe tiếng vọng từ các vật thể gần đó.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng một họ hàng leo cây khác trong cùng một chi là chuột sóc lùn Việt Nam cũng có khả năng sử dụng sóng siêu âm để điều hướng. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên tập hợp nhiều bằng chứng khác nhau. Và chứng minh khả năng này có ở cả 4 loài được biết đến trong chi Typhlomys.

Theo nhà sinh vật học Peng Shi từ Viện Động vật học Côn Minh, tác giả chính của nghiên cứu. Đến nay có ít nhất 5 nhóm động vật có vú đã phát triển độc lập khả năng định vị bằng tiếng vang. Nhưng chỉ có hai bộ Dơi và Cá voi là được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chuột chù và chuột Tenrec (động vật đặc hữu của Madagascar) cũng có thể làm được điều này. Nhưng kém hiệu quả hơn.

Nhóm nghiên cứu đã giải mã trình tự bộ gene của chuột sóc lùn Trung Quốc. Rồi so sánh nó với hai loài dơi và cá heo. Kết quả, họ tìm thấy sự tương đồng cao trong các gene liên quan đến thính giác. Nhóm cũng phát hiện một gene quan trọng liên quan đến thị lực không hoạt động ở cả bốn loài Typhlomys. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chúng gần như bị mù hoàn toàn.

Những lợi ích khi điều hướng âm thanh

Những lợi ích khi điều hướng âm thanh

Việc điều hướng môi trường xung quanh bằng tiếng vang đem lại rất nhiều lợi ích cho những loài có thị lực kém; phải di chuyển vào ban đêm. Đầu tiên, chúng sử dụng để di chuyển trong môi trường ồn ào. Chẳng hạn như trong những khu rừng chứa đầy âm thanh của các loài vật khác. Loài cá heo sống trên sông Amazon phát ra âm thanh để di chuyển xung quanh các cành cây; chướng ngại vật khác do lũ lụt theo mùa gây nên.

Với loài dơi, chúng phát ra tiếng vang để truy đuổi con mồi vào ban đêm. Tiếng vang của các loài dơi là rất khác nhau. Cho phép chúng phân biệt âm thanh của mình và đồng loại. Đồng thời để “đánh lừa” con mồi. Ví dụ, loài dơi châu Âu phát ra tiếng rít ở tần số rất thấp để bướm đêm. Thức ăn yêu thích của chúng, không phát hiện. Typhomys hiện vẫn chưa được mô tả nhiều và trên thực tế. Có thể có nhiều hơn bốn loài trong chi này. “Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều loài động vật điều hướng môi trường xung quanh bằng tiếng vang đang chờ được phát hiện”, Shi nhấn mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *