Là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trương Phi được tác giả khắc họa để tạo thành một hình tượng nóng nảy, to béo, xấu xí nhưng tính cách lại vô cùng tốt bụng. Đó là những gì ta được biết bởi ảnh hưởng quá lớn từ tác giả La Quán Trung khi xây dựng các nhân vật trong truyện. Thực tế vừa được chứng minh một cách khác hẳn so với trong truyện khi khai quật mộ Trương Phi. Không những đẹp trai, giỏi võ mà còn có học vấn cự kỳ uyên tâm nữa kia.

Trương Phi trong Tam quốc diễn nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa (cũng thường được gọi tắt là “Tam Quốc”) là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Không chỉ là một thành công nổi bật trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà những ảnh hưởng sau này của nó đến văn hóa các nước Đông Á cũng vô cùng sâu rộng.

Một trong những thành tựu lớn nhất phải kể đến là tác giả La Quán Trung đã khắc họa nổi bật hình tượng các nhân vật với kiểu đặc trưng tính cách điển hình: Một Gia Cát Lượng đa mưu túc trí, một Lưu Bị bên ngoài nhân từ bác ái nhưng bên trong vô cùng thâm sâu phức tạp, một Quan Vũ rất mực trung nghĩa nhưng cũng đầy cao ngạo…

Trương Phi trong Tam quốc diễn nghĩa

Dù có nhiều đóng góp cho sự nghiệp của nhà Thục Hán, là một anh hùng nổi tiếng của Tam Quốc, được người đời khen ngợi, song trong cuộc sống đời thường, Trương Phi luôn được coi là một ví dụ điển hình của tính cách nóng nảy, hấp tấp, lỗ mãng (“nóng như Trương Phi”). Ấn tượng này rõ ràng được tạo ra từ ảnh hưởng quá lớn của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Khi các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện và tiến hành khai quật ngôi mộ được xác định là của Trương Phi ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), những di vật được tìm thấy trong ngôi mộ đã khiến họ vô cùng kinh ngạc.

Học vấn uyên thâm

Thứ nhất, di vật trong mộ thể hiện tài năng thư pháp và học vấn đáng kinh ngạc của Trương Phi

Cụ thể, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều tác phẩm thư pháp ở đây. Trong các nghiên cứu lịch sử trước đó, có một số di vật là bản sao chữ viết của Trương Phi, nhưng so với các tác phẩm gốc trong mộ, các di vật này đương nhiên không phản ánh được bản chất của nét chữ.

mộ Trương Phi

Trong ngôi mộ còn có một tấm bia đá do chính Trương Phi khắc. Có thể thấy được rằng nét chữ của Trương Phi vô cùng độc đáo. Vừa mạnh mẽ dứt khoát, mà cái hồn toát ra từ nét chữ khó có ai bì kịp. Thậm chí, các chuyên gia đánh giá rất ít người của thời kỳ Tam Quốc có trình độ thư pháp sánh ngang với tài thư pháp của Trương Phi!

Từ sự phân tích này, có thể thấy rằng nguyên mẫu đời thực Trương Phi không phải là một người lỗ mãng thô thiển. Trình độ thư pháp có thể phản ánh tài năng đặc biệt của ông ta về khía cạnh học vấn. Trong xã hội xưa, người nào có thể viết chữ đẹp đều có trình độ văn hóa cao. Bởi vì bất cứ ai luyện viết thư pháp đều biết đến độ khó của thư pháp cổ đại.

Gia cảnh khá giả

Bất ngờ thứ hai là gia cảnh xuất thân không tầm thường của ông. Văn bia trong mộ Trương Phi cũng mô tả khái quát về cuộc đời của ông. Theo ghi chép, điều kiện gia đình của Trương Phi tương đối khá giả. Từ nhỏ ông đã được đọc sách, luyện thư pháp.

Khi Lưu Bị khởi binh, Trương Phi đã lấy tài sản của mình đi đầu quân cho Lưu Bị, từ quyết định này có thể thấy Trương Phi là người có khả năng chính trị nhất định.

Điển trai, văn võ song toàn

Mới 13 tuổi, Trương Phi đã tinh thông võ nghệ và thuộc làu sử sách. Thầy Vương muốn rèn giũa tính tình Phi, liền nghĩ ra cách dạy Phi hội họa và thư pháp. Phi vốn tư chất thông minh nên chỉ 3 năm sau, thư, hoạ đều tinh thông, nổi tiếng cả vùng.

Trong khi đó, La Quán Trung mô tả trong Tam quốc diễn nghĩa về Trương Phi: “Tiếng vang như sấm, chạy nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi. Lấy thủ cấp tướng giặc trong muôn quân như lấy đồ trong túi…”.

Trương Phi oai phong

Trên thực tế, Trương Phi không hề có diện mạo xấu xí. Học giả Bùi Tùng Chi đời nhà Tấn, từng viết, “Trương Phi cao 8 thước”. Theo thước đo thời xưa, Phi cao 1,85m. Đây là chiều cao đáng nể ngay cả trong thời đại ngày nay.

Năm 2004, ở núi Trương Phi Doanh huyện Giàn Dương tỉnh Tứ Xuyên. Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện tượng đầu người khổng lồ, được xác định là tượng Trương Phi.

Tượng cao 4,5m, bề ngang gần 3m, có cặp mắt to, dáng vẻ hiền từ. Và chỉ có hai hàng ria mép. Viện Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên xác định, tượng đá được tạc vào đời nhà Đường (618-907). Đây là nơi năm xưa Trương Phi từng đóng quân nơi đây. Người dân địa phương rất có thể đã tạc tượng tưởng nhớ ông.

Lời kết

Như vậy, khác hẳn với hình ảnh một anh hùng võ biền liều lĩnh; lỗ mãng;xuất thân bần nông được khắc họa trong các tác phẩm văn học. Trương Phi trong thực tế là một người tài năng và có tầm nhìn.

Khi các chuyên gia công bố sự thật lịch sử này. Nhiều ý kiến cho rằng họ đã bị các tác phẩm nghệ thuật “lừa dối” quá lâu rồi. Rõ ràng, các phát hiện khảo cổ đã có công lao to lớn với công cuộc nhận thức sự thật lịch sử vô cùng phức tạp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *