Bệnh gout là bệnh về rối loạn chuyển hoá do đường ăn uống. Nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric trong cơ thể. Nó sẽ làm cho khớp của người bệnh bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp và các biến chứng khác. Bệnh gout rất phổ biến ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. Bệnh gout thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh và những người có chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh gout do uống trà sữa trân châu

Trà sữa trân châu chứa nhiều đường và calo, do đó, những tín đồ của loại đồ uống này cần đề phòng nguy cơ mắc bệnh gout.

Tiến sĩ Victor Seah, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Parkway East, Singapore, cho biết: “Tôi thấy trung bình bốn hoặc năm người bị bệnh gout đến khám mỗi tháng”. Những bệnh nhân này đều uống trà sữa trân châu thường xuyên.

Biểu hiện của bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng đau đớn dữ dội tại các khớp. Nguyên nhân của bệnh là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Thông thường, axit uric được thận lọc và thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nhưng khi nồng độ quá cao, axit uric có thể tích tụ và hình thành các tinh thể hình cây kim ở các khớp. Đặc biệt là ngón chân cái, gây viêm và đau đớn.

Triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran. Nhanh chóng tiến triển thành cơn đau dữ dội. Tiến sĩ Seah cho biết: “Một số bệnh nhân mô tả cảm giác như bị nhiều mũi kim chọc vào. Người bệnh đau thường xuyên, ngay cả khi nghỉ ngơi”.

“Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái. Đôi khi là mắt cá chân, đầu gối, thậm chí cả cổ tay và khuỷu tay”, ông nói thêm.

Biểu hiện của bệnh gout

Các triệu chứng khác bao gồm nóng, sưng và đau tại một số khớp. Khớp ngón chân cái, đầu gối hoặc mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nhất. Cơn đau khởi phát đột ngột, thường về đêm. Người bệnh có thể bị sốt.

Theo ông Seah, bệnh gout nếu không được kiểm soát có thể gây biến dạng khớp, tổn thương sụn, viêm khớp, đau mãn tính và cứng khớp. Ngoài ra, các tinh thể axit uric có thể đọng trong da và các mô mềm. Gây ra các cục u đau đớn, vết lở loét có nguy cơ nhiễm trùng và làm hỏng da.

“Bệnh gout không được kiểm soát cũng có thể gây ra sỏi thận. Trong trường hợp nặng có thể gây suy thận”, ông Seah nói.

Tác nhân gây bệnh gout

Thực phẩm và đồ uống

Thực phẩm và đồ uống có thể là tác nhân gây bệnh gout. Vì chúng chứa glutamate. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jaclyn Reutens, đồng thời là người sáng lập Trung tâm tư vấn dinh dưỡng và thể thao Aptima. Glutamate khi được tiêu hóa sẽ hình thành purin. Sau đó bị phá vỡ, trở thành axit uric.

Đường fructose (gây hại cho sức khỏe) có trong trân châu, đường, siro, mật ong, hương liệu trái cây, trái cây tươi. Và nước ép trái cây cũng có thể làm tăng mức purine trong cơ thể.

“Ước tính, một cốc trà sữa trân châu cỡ vừa đến lớn chứa từ 15g đến 42g đường sucrose. Trong đó có tới 7,5g đến 21g đường fructose”, theo Reutens.

thực phẩm gây bệnh gout

Hậu quả của bệnh có thể rất nặng nề. Như trường hợp một thanh niên 18 tuổi yêu thích trà sữa đến từ Quảng Đông, Trung Quốc. Lượng tinh thể axit uric trong ngón tay và bàn chân của người này nhiều đến mức các bộ phận gần như “hóa đá”.

Bệnh nhân không thể đi lại hoặc sử dụng tay do những cơn đau. Và tình trạng viêm khớp nghiêm trọng. Theo bác sĩ chuyên khoa thấp khớp Zheng Shaoling của Bệnh viện Quảng Đông Số 2. Cậu thiếu niên được xuất viện khoảng một tuần sau đó. Song, thật khó tin rằng tất cả rắc rối đó bắt nguồn từ việc uống ít nhất một cốc trà sữa mỗi ngày.

Tuy nhiên, tác động của thực phẩm đến mỗi người không giống nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout cũng khác nhau, ông Seah giải thích.

Lượng nước nạp vào cơ thể

Một yếu tố khác cần lưu ý là lượng nước. Bà Reutens khuyến cáo: “Uống nhiều nước có thể làm loãng các tinh thể axit uric. Giúp việc đào thải dễ dàng hơn. Bạn nên uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày. Nếu uống trà sữa, hãy uống thêm hai cốc nước”.

Ông Seah nói: “Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh gout, hãy ngừng tiêu thụ thực phẩm. Và đồ uống có nhiều purin. Uống nhiều nước để tăng đào thải axit uric. Chườm đá vùng khớp bị sưng để giảm sưng, đau”.

Theo ông, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm, cùng với thuốc tăng đào thải axit uric. Và giảm sản xuất axit uric trong cơ thể. Để giảm thiểu nguy cơ, bạn nên uống trà sữa một lần một tuần.

“Tiêu thụ quá nhiều trà sữa trân châu có thể gây tăng cân. Khi uống, bạn nên yêu cầu giảm đường và trân châu”, bà Reutens nói.

Thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh

Thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh

Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.

  • Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
  • Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể
  • Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
  • Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *